Nông nghiệp
Kỹ thuật sản xuất đậu tương đông bằng phương pháp gieo vãi trên đất lúa
1. Giống đậu tương
Sử dụng những giống đậu tương đang được gieo trồng phổ biến trong vụ Đông như: DT84, ĐT26, ĐVN5, ĐVN6… hoặc những giống đậu tương khác được xác định phù hợp với vụ Đông.
Đặc tính cơ bản của một số giống đậu tương:
Giống đậu tương DT84: thời gian sinh trưởng vụ Đông 80-84 ngày; Chiều cao cây 51- 62 cm, hoa màu tím, thân mầm màu tím, lá hình trứng nhọn, lông trên thân màu vàng hung, ít phân cành; Hạt vàng, rốn hạt màu nâu, khối lượng hạt 170-185g/1000 hạt. Năng suất 19-21 tạ/ha, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt, chống đổ tốt.Được công nhận giống quốc gia năm 1995.
Giống đậu tương ĐT26: thời gian sinh trưởng vụ Đông 90-95 ngày; Chiều cao cây 45- 60cm, hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu nâu, khối lượng 180-190g/1000 hạt; Năng suất 22-25 tạ/ha, nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt, chịu giòi đục thân, chống đổ. Được công nhận giống sản xuất thử năm 2008.
Giống đậu tương ĐVN5: thời gian sinh trưởng 82-84 ngày ở vụ Đông, chiều cao cây 41-47 cm; phân cành khoẻ, sai quả(25-35 quả/cây) ; hoa màu tím, vỏ quả vàng rơm, vỏ hạt vàng sáng, rốn hạt nâu nhạt. Khối lượng 1000 hạt đạt 165-175 g; Năng suất 20-23 tạ/ha; Nhiễm bệnh sương mai, gỉ sắt, lở cổ rễ nhẹ, chịu hạn tốt. Giống được công nhận năm 2007.
Giống đậu tương ĐVN6: thời gian sinh trưởng 84-86 ngày ở vụ Đông. Chiều cao cây 38-43 cm, phân cành khóe, thuộc dạng hình sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng, lá hình trứng nhọn, xanh đậm, hoa tím, vỏ quả chín nâu đậm, hạt vàng, rốn vàng. Khối lượng 1000 hạt 170-190g; khả năng chống bệnh tốt, chống đổ khá. Năng suất 18-22 tạ/ha. Giống được công nhận năm 2008.
2. Xử lý hạt giống trước khi gieo
Phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ trước khi gieo. Nếu có điều kiện xử lý hạt bằng Enaldo 40FS, Cruiser plus 312.5FS để phòng trừ bệnh chết cây con, các loài chích hút.
3. Thời vụ
Thời vụ gieo từ 10/9 đến 05/10, gieo càng sớm năng suất càng cao; các giống dài ngày gieo đầu vụ.
4. Chuẩn bị đất,kỹ thuật gieo:
4.1. Chuẩn bị đất:
- Ruộng chủ động tưới tiêu, gieo cấy lúa mùa sớm để thu hoạch lúa kịp thời vụ gieo đậu tương đông.
- Độ ẩm đồng ruộng đảm bảo đất mềm, đứng trên mặt ruộng lún 1-2cm nhưng không bị lấm chân là tốt nhất.
- Điều tiết nước trước khi thu hoạch lúa: trên chân ruộng trũng ngập nước phải chủ động tiêu nước sớm, trên chân ruộng cao thoát nước nhanh cần chú ý giữ nước đến giáp ngày thu hoạch lúa mới tiêu nước để giữ đất ẩm.
- Khi thu hoạch cần để lại gốc rạ dài 30-40 cm, tạo lớp vật liệu che phủ giữ ẩm, giúp hạt đậu tương thuận lợi trong quá trình nảy mầm, phát triển và hạn chế cỏ dại.
-Trước hoặc sau gieo vãi phải làm rãnh thoát nước để tiêu thoát nước kịp thời.Làm băng gieo đậu rộng từ 5-10m tùy theo diện tích và độ bằng phẳng của ruộng để thuận lợi cho việc tưới tiêu
4.2. Kỹ thuậtgieo:
-Lượng hạt gieo 3,0 - 3,5 kg/sào tùy loại giống và thời vụ gieo. Nếu gieo sớm mật độ thưa, gieo muộn mật độ cao.
- Đối với ruộng đủ độ ẩm: chia luốngrộng 1,5 - 2,5 mét, làm rãnh thoát nước, gieo vãi đều hạt đậu, sau đó cắt rạ đểphủ kín hạt và mặt ruộng.
- Đối với chân ruộng khô: chia luống rộng 1,5-2,5 mét, làm rãnh thoát nước, tưới tràn rồi rút hết nước tạo cho ruộng đủ độ ẩm, gieo vãi đều hạt giống, cắt rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng.
- Đối với chân ruộng còn bùn: chia luống rộng 1,5-2,5 mét, làm rãnh thoát nước, rút kiệt nước, gieo hạt đều, cắt rạ để phủ kín hạt và mặt ruộng.
5. Chăm sóc, bón phân:
- Đảm bảo độ ẩm sau gieo hạt: thường xuyên thăm đồng quan sát tình trạng nảy mầm sau gieo. Nếu 3 ngày sau gieo ruộng bị khô phải tưới nước tràn mặt ruộng rồi rút cạn ngay. Nếu mưa to phải rút nước kịp thời, không để ruộng đọng nước.
- Trong khoảng 5 - 8 ngày sau gieo nếu quan sát thấy mật độ cây không đảm bảo cần dặm ngay để quần thể cây phát triển đồng đều.
* Phân bón:
-Lượng phân bón/sào (360 m2): 3 - 4 tạ Phân chuồng đã ủ mục hoặc 50kg/sào phân hữu cơ vi sinh; Đạm urê: 2 - 5 kg; Phân lân Super: 15 - 20 kg;Kali clorua: 4 - 6 kg.
- Cách bón:
+ Bón thúc lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật, bón 50% lượng đạm + 50% lượng kali + toàn bộ chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh và phân lân.
+ Bón thúc lần 2: khi cây có 4-5 lá thật, bón 50% lượng đạm+ 50% lượng kali còn lại.
Lưu ý: bón phân cần kết hợp tưới nước.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại
- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Phun thuốc phòng trừ khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao.
- Một số đối tượng sâu bệnh chính hại đậu tương đông:
+ Giòi đục thân:
Gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, từ khi cây đậu tương mới ra 2 lá đơn đến 3 lá kép, giòi đục trong thân cây, làm cây bị chết. Khi cây lớn, giòi đục trên cành gây héo cành. Phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện có mật độ ruồi cao, cần phun một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Regent 800WG, Ofatox 50EC;Sumicidin 20EC, thời gian phun thuốc có hiệu lực cao khi cây mới có hai lá đơn (thường sau khi cây mọc 5-7 ngày).
+ Sâu khoang:
Sâu thuộc loài đa thực; sâu non ăn trụi lá, hoa và gặm quả gây thiệt hại lớn về năng suất. Khi điều kiện thuận lợi sâu khoang dễ bùng phát số lượng gây thành dịch, sâu có thể di chuyển thành từng đàn qua các ruộng, bờ mương và cả đường giao thông. Phòng trừ:Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thu gom ổ trứng và ổ sâu non tuổi nhỏ,sâu chưa phân tán; Dùng bẫy bả chua ngọt diệt trưởng thành từ khi đậu 4-5 lá thật đến khi đậu làm quả, kiểm tra và bổ xung thêm dịch bả.
+ Phòng trừ bệnh:Một số bệnh như: bệnh phấn trắng, gỉ sắt thường xuất hiện và gây hại trên đậu tương đông. Khi tỷ lệ bệnh 5 - 10% số lá, cần tiến hành phun phòng trừ bệnh bằng một trong các thuốc sau: Rovral 50WP, Daconil 75WP, Validacin 5L, Score250EC, Cadazim 500 FL, Bayleton 250EC, Folicur 250EW…
* Lưu ý: Liều lượng và nồng độ thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. Tiến hành phun thuốc khi có nắng nhẹ, không mưa(chiều mát hoặc sáng sớm).
7. Thu hoạch, bảo quản
-Thu hoạch: Khi 2/3 quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám. Chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch, phơi, đập lấy hạt hoặc dùng máy tuốt lúa để ra hạt.
- Bảo quản: Phơi hoặc sấy khi hạt khô(độ ẩm 12% ), để nguội, cho vào bao 2 lớp (nilon và dứa) hoặc chum vại để bảo quản. Nếu có điều kiện nên bảo quản trong kho lạnh./.
Sở NN&PTNT HP
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó