Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng cải bó xôi
Theo PGS.TS Tạ Thu Cúc - Trồng rau ăn lá - Nhà xuất bản phụ nữ, cải bó xôi rất ưa thích khí hậu mát lạnh, chịu được rét, không chịu nóng. Là cây rau ở xứ lạnh. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18-20oC, sinh trưởng chậm khi nhiệt độ là 10oC. cây có thể chịu nhiệt độ thấp âm (-10) độ C.
Về nhu cầu ánh sáng: Trong thời gian sinh trưởng thân lá, cây yêu cầu ánh sáng vừa phải, ánh sáng quá mạnh không có lợi cho cây. Cải bó xôi có khả năng chịu bóng râm, vì vậy có thể trồng xen với những cây cao.
Cải bó xôi là loại rau ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Cải bó xôi ưa thích loại đất nhẹ (đất cát pha), tơi xốp giàu chất dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi. Độ pH từ 6-8, cây có khả năng chịu mặn, nhưng không chịu chua. Trong 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, cải bó xôi cần nhiều N và K.
Đạm làm tăng nhanh số lá, làm cho cây sinh trưởng nhanh ở giai đoạn gần cuối. Do đó là yếu tố quyết anh đến năng suất. Bón đạm đúng lúc là rất quan trọng đối với năng suất bó xôi. Kali làm tàng khả năng sinh trưởng và khả năng chống chịu của cây đối với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hai.
Kỹ thuật trồng cải bó xôi
1. Thời vụ trồng cải bó xôi:
Ở những nơi khí hậu ôn hòa, mát lạnh có thể gieo vụ đông xuân và xuân hè.
- Thời vụ sớm có thể gieo từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
- Chính vụ gieo trung tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11.
- Vụ đông xuân muộn gieo tháng 12 đến đầu tháng 1 .
- Vụ xuân gieo trung tuần tháng 1 đến đầu tháng 2.
Ở những nơi có khí hậu mát lạnh bó xôi sinh trưởng thuận lợi. Ở mùa vụ nhiệt độ cao bó xôi sinh trưởng khó khăn.
2. Làm đất và bón phân cho cải bó xôi
a. Hướng dẫn làm đất
Đất phải tơi xốp, màu mỡ, tưới tiêu thuận lợi, xa nguồn ô nhiễm. Cày xới đất, làm sạch cỏ, lên luống rộng khoảng 1,5m. Cao khoảng 20 cm, rẽ rãnh luống rộng khoảng 25 cm.
b. Phân bón cho cải bó xôi
Lượng phân bón cho 1000m 2 đất trồng như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 1,5-2 tấn.
+ Fhân đạm urê; 25-30kg.
+ Phân supe phất phát (supe lân): 15 - 20kg.
+ Phân KCl 17-19kg.
c. Cách bón phân cho cải bó xôi :
Phân hữu cơ: bón lót toàn bộ. Phân lân : bón toàn bộ. Phân kali: bón 1/3. Nhất thiết phải trộn đều đất với phân bón.
3. Xử lý hạt trước khi gieo và phương pháp gieo
Trước khi gieo ngâm hạt vào nước nóng (2 sôi, 3 lạnh) trong 3- 4 giờ. Sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch. Khi hạt róc nước thì đem gieo. Làm được như vậy hạt sẽ mọc nhanh, mọc đều và cây khỏe.
Phương pháp gieo: Hạt bó xôi có thể gieo vãi hoặc gieo hàng. Gieovãi năng suất cao hơn gieo hàng, nhưng khi chămsóc thì khó khăn hơn gieo hàng.
+ Gieo vãi: Rắc hạt đều trên mặt luống, trungbình 8- 10g hạt/m2. Khi cây có 3-4 lá có thể tỉa dầnđể dung hoặc bán trên thị trường. Đối với bó xôi dùng làm rau tươi, mật độ trung bình 50-60 cây/m2. Sau khi gieo dung đất bột lấp kín hạt, lớp đất dày 2-3cm, phu rơm rạ ngắn kín mặt luống.
+ Gieo hàng: Rạch hàng theo chiều dài hoặc chiều rộng của luống, rạch sâu 13- 15cm. Khoảng cách hàng trung bình 10 - 12cm tùy theo giống và mùa vụ gieo trồng. Sau khi gieo dùng đất bột lấp kín hạt, lấp đất dày 2-3cm, phủ mùn rác kín mặt luống.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc cải bó xôi
Tưới nước:Sau khi gieo, tưới ngày tưới 1-2 lần, tùy theo thơi tiếtkhí hậu và tính chất đất. Sau khi mọc phải giữ ẩmthường xuyên. Dùng nước sạch để tưới, tốt nhấtnên dùng nước giếng khoan. Tưới nước bằng thùnggương sen, tưới kiểu phun mưa hoặc tưới rãnh tùy theo tình hình sinh trưởng của cây và điều kiện cụthể của hộ gia đình.
- Xới, vun, diệt trừ cỏ dại:Đối với loại gieo hàng, sau khi mọc 10-15 ngàyxới kết hợp với diệt trừ cỏ dại. Sau khi xới lần thứnhất 10- 15 ngày thì vun gốc kết hợp trừ cỏ dại .Đối với loại gieo vãi chủ yếu nhổ cỏ bằng tay.
- Bón thúc: Trong thơi gian sinh trưởng của cây cần cung cấp chất dinh dưỡng dễ tan để cây hấp thu dễ dàng các loại phân đạm vô cơ, ví dụ như phân đạm urê. Sau khi cây mọc 10 - 15 ngày thúc lần đầu tiên nồng độ 1%.
Sau khi bón thúc, dùng nước sạch để tưới rửa lá. Trung bình 5 - 7 ngày bón thúc một lần. Khi bón thúc cần xem tình hình sinh trưởng của cây. Số lần bón thúc 4 - 5 lần. Lần bón thúc cuối cùng có tác dụng rất quan trọng đối với năng suất bó xôi. Đó là sau gieo 30 ngày đối với giống sớm (thời gian sinh trưởng 45 ngày) và 40 ngày đối với giống muộn (thời gian sinh trưởng 60 ngày).
Đối với loại gieo hàng có thể bón phân thúc ở dạng khô. Phương pháp bón giống như cải bắp. Phân kali chia làm 2 phần để bón thúc. Bón sau gieo 20 - 25 ngày và 35 - 40 ngày. Phương pháp bón giống nhưbón thúc phân đạm, nồng độ dung dịch từ 1-2%
5. Thu hoạch cải bó xôi:
Khi trên cây có 5-7 lá đã trưởng thành thì có thể thu hoạch.
6. Hướng dẫn bảo quản cải bó xôi:
Bó xôi có thể bảo quản tạm thời ở nơi thoáng mát hoặc bảo quan trong kho lạnh được vài ba tuần với đều kiện độ ẩm không khí cao và nhiệt độ thấp.
Theo Kỹ thuật trồng rau quả VN
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó