Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng cây khổ qua
1. Giới thiệu về giống khổ qua:
Hiện nay đang lưu hành trên thị trường các giống khổ qua F1.
Ví dụ: TH12 của công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam. Giống 241, 242, 277 và giống OP (khổ qua mỡ). các giống này thích ứng với điều kiện đất đai khí hậu Tây Ninh và cũng có khả năng kháng được các bệnh đốm lá, phấn trắng…
2. Thời vụ cây khổ qua:
Thời vụ trồng cây khổ qua với điều kiện thời tiết, khí hậu của miền Nam, khổ qua có thể trồng quanh năm.
3. Chuẩn bị đất cây khổ qua:
- Đất được cáy bừa kỹ trước khi trồng từ 10-15 ngày, trong những lần cày bừa này bà con nên kết hợp bón vôi. Lượng vôi cần bón 100kg/1000m2.
- Lên liếp: Liếp cao hay thấp tuỳ thuộc vào mùa vụ và vị trí đất: Mùa mưa lên liếp cao, mùa khô liếp thấp. Đất thấp lên liếp cao, mùa khô liếp thấp. Độ cao của liếp trung bình từ 30-40cm, bề rộng liếp khoảng 0,6-0,7m. Khoảng 1,2-1,3m. Sau khi lên liếp xong, có thể dùng màng phủ nông nghiệp (bà con thường gọi là phủ bạt) để hạn chế bốc hơi và rửa trôi phân bón, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh.
4. Ngâm ủ hạt giống khổ qua:
Hạt giống được ngâm bằng nước ấm (2 sôi + 3 lạnh), ngâm trong vòng 5-6 giờ, sau đó vớt rửa sạch bằng túi vải ẩm; cứ 24 giờ thì đem hạt giống ra rửa sạch chất nhờn ngoài vỏ hạt rồi lại ủ tiếp cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
5. Gieo hạt khổ qua:
Có thể gieo hạt bầu hoặc đem trồng thẳng ngoài đồng ruộng.
Gieo hạt trực tiếp ngoài đồng thì độ sâu lấp hạt là 1cm và phủ lên bằng lớp tro trấu hoặc phân chuồng hoai. Khoảng cách cây cách cây 60-80cm, liếp cách liếp 1,2-1,3m. Sau khi gieo vào bầu để sau này trồng dặm. Nếu gieo vào bầu thì độ sâu lấp hạt khoảng 2cm, lấp hạt bằng tro trấu đã ủ hoai hoặc bằng phân chuồng…
6. Phân bón cho cây khổ qua:
Tuỳ theo điều kiện, mùa vụ và chân đất mà bón lượng phân bón khác nhau. Đối với đất xám Tây Ninh chúng tôi đưa ra lượng phân bón cho 1000m2 để bà con tham khao như sau:
a- Bón vôi: 100kg, bón khi cày bừa làm đất, bón trước khi trồng khoảng 10 ngày.
b- Bón lót: 1,5 tấn phân chuồng hoai + 30kg lân + 10kg (16-16-8) + 4 kg Urea + 3Kg Kali.
c- Bón thúc đợt 1: Lúc khổ hoa 18 ngày tuổi: 14kg(16-16-8) + 5kg Urea +3kg Kali.
d- Bón thúc đợt 2: lúc khổ qua 35 ngày tuổi: 14kg(16-16-8)+2kg Urea + 6kg Kali.
e- Bón thúc đợt 3: Lúc khổ qua 50 ngày tuổi: 12kg(16-16-8)+1kg Urea + 7kg Kali.
Vậy lượng phân bón cần dùng cho 1000m2/vụ là: 100kg vôi, 1,5 tấn phân chuồng hoai, 30kg lân, 20kg kali, 12 Kg Urea, 50kg (16-16-8). Nếu có điều kiện, bà con nên sử dụng thêm Humix, Komix… bón khoảng 150kg/1000m2 bón kết hợp vào lần thúc 2,3 và 4, mỗi lần 50kg.
Đối với ruộng xấu, đất phèn, từ khi bắt đầu thu hoạch trái trở đi, bà con có thể dùng thêm các loại phân bón lá như: Micracle GOR, Yogen, Bayfolan.
Theo một số cánbộ kỹ thuật có kinh nghiệm trong nhiều năm trồng khổ qua, nếu trồng khổ qua vào mùa nắng, nên bón lót thêm một số loại phân vi lượng như MgSO4 (2kg), MnSO4 (4kg), Borax (1,5kg) cho 1000m2, cây sẽ cho nhiều trái và ít có hiện tượng teo ngọn.
7- Phòng trừ sâu hại cây khổ qua:
a- Sâu hại cây khổ qua:
* Nhóm hại rễ: (tuyến trùng, sâu ăn tạp). Nhóm này chuiyên gây hại ở phần rễ, chủ yếu ở giai đoạn cây non. Để phòng trừ sâu ăn tạp, sau khi gieo hạt cần giải thuốc Basudin lên hốc và khi cây lên khỏi mặt đất, tiếp tục rải lại lần nữa. Phòng trị ttuyến trùng nên cày ải phơi đất trước khi gieo trồng, luân canh cây trồng, không được để quá ẩm ướt. Thuốc trừ tuyến trùng dùng một trong những loại thuốc sau đây:
Mocap 10G, Nokap H 10G, liều lượng 10-15kg/ha.
· Nhóm chích hút: (Bọ trĩ, nhên đỏ, rầy xanh). Chúng thường xuất hiện khi thu hoạch rộ, chúng tập trung ở mặt dưới lá ngọn chích hút nhựa cây. Để khống chế các loại côn trùng trên, có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc sau: Confidor, Supraccide, Mospilan, Admier, Nissorum, Polytrin.
· Nhóm sâu ăn tạp: (sâu xanh, sâu khoang), phòng trừ bằng các loại thuốc Lannate, Mimic, Padan, Delfin.
b- Bệnh hại cây khổ qua:
* Bệnh chết cây con: bệnh thường xảy ra lúc cây được 10-15 ngày tuổi, bệnh làm cho phần dưới lá mầm và phần gần mặt đất bị teo lại, cây bị ngã. Phòng bệnh bằng cách luân canh với các loại cây trồng, vệ sinh đồng ruộng, cày ải đất. Trị có thể dùng các loại thuốc Moceren, Ridomil, Topsin.
* Bệnh mốc sương: Thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4, bệnh xuất hiện trên lá già, thể hiện rõ vào buổi sáng sớm trên lá thấy có những cụm bào tử trắng như bột phấn. Có thể dùng các loại thuốc Kumulus, Bayfidan, Dithane M45…
* Bệnh thán thư: Thường xuất hiện vào mùa mưa, vết bệnh là những vòng tròn đồng tâm lớn, nhỏ không đều nhau, vết bệnh có màu nâu, tâm vết bệnh sẽ bị rách sau một vài ngày. Bệnh này bà con nên sử dụng những loại thuốc Dithane M45, Daconil, Sore, Champion, Desosal, Topsin…
Chú ý: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con nên theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Cần phải sử dụng thuốc theo 4 đúng.
Hội Nông Dân Tây Ninh
Kỹ thuật trồng mướp đắng(cây khổ qua)
Từ khóa: hướng dẫn trồng khổ qua, cách trồng trồng khổ qua, phương pháp trồng khổ qua đắng, mô hình trồng khổ qua, vườn trồng khổ qua, cung cấp giống cây khổ qua, mua bán giống cây khổ qua, mua bán hạt giống cây khổ qua
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó