Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng cây ném cho hiệu quả kinh tế cao
Cây ném thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) còn gọi là hành tăm.Thân giả, chiều cao cây tùy thuộc vào mức độ chăm sóc trung bình từ 20 - 35 cm. Lá ném dạng hình mũi kim. Củ màu trắng có vỏ mỏng bao bọc .Lá và củ ném nấu đường, nấu cháo, nấu canh cá vừa thơm, ngọt lại là phương thuốc có tác dụng giải cảm tốt. Lá, củ ném có chứa tinh dầu như hành, tỏi. Trong tinh dầu có allylpropyl disulfua, diallyl disulfua và các hợp chất chứa lưu huỳnh khác và đặc tính sát khuẩn. Do vậy người ta coi ném là một vị thuốc nam dùng để trị ho, cảm cúm…
Cây Ném là cây rau có hiệu quả kinh tế cao, mỗi vụ cho thu nhập trên 12 triệu đồng/sào. Trên địa bàn huyện, ném được trồng nhiều ở HTXNN Thạnh Lợi (xã Quảng Lợi) và một số hộ nông dân sản xuất trên vùng cát nội đồng.
Thực hiện chủ trương của huyện, năm 2014 Trạm Khuyến nông lâm ngư Quảng Điền đã phối hợp với xã Quảng Lợi, thị trấn Sịa xây dựng mô hình tại HTXNN Tín Lợi và HTXNN Số 2 thị trấn Sịa và thu được kết quả khả quan.
Trạm Khuyến nông lâm ngư Quảng Điền giới thiệu Quy trình kỹ thuật trồng ném như sau:
1. Thời vụ trồng cây ném:
Mùa vụ thích hợp cho cây Ném là trồng vào tháng 9- 10 (đầu mùa mưa), thu hoạch thân, lá vào tháng 1- 2 (khoảng 3- 4 tháng sau trồng) và thu họach củ vào tháng 3- 5 (6-7 tháng sau trồng).
2. Làm đất và kỹ thuật trồng cây ném.
Đất trồng Ném nên chọn những loại đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, thoát nước tốt. Cây ném không kén đất nên có thể sản xuất trên các chân đất cát ven biển.
Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng ném nên tiến hành cày lật đất để xử lý cỏ dại và các mầm bệnh nằm lại trong đất từ vụ trước.
Đất trồng ném phải được làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,3 – 0,5m và độ cao luống là 20- 25 cm. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân.
Mỗi luống trồng 5-6 hàng dọc hoặc bố trí hàng ngang tùy theo điều kiện từng vùng, khoảng cách hàng – hàng: 20 – 25 cm
Ném giống nên chọn những củ chắc, có đường kính từ 1cm trở lên. Mỗi ha cần 500 kg củ giống ( 25kg/sào)
Khoảng cách trồng mỗi củ 5 – 8 cm, độ sâu lấp củ từ 3-4 cm
Khi trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống, để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc, xói lở do mưa…
Nếu ở các chân đất thường có kiến gây hại phải tiến hành xử lý bằng các loại thuốc thông dụng do các nhà kỷ thuật hướng dẫn
3. Phân bón và cách bón phân cho cây ném
Phân hữu cơ chỉ dùng các loại phân đã hoai mục, có xử lý các mầm bệnh nằm trong phân bằng cách ủ kín phân tươi với vôi bột trước khi sử dụng phân để trồng 1 tháng
Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Có thể dùng các loại phân ngâm đúng kỹ thuật để tưới cho cây ném
Cũng như cây hành và tỏi, ném không ưa phân tươi, cần coi trọng phân lân và ka li cũng như các loài cây lấy củ khác. Bón nhiều đạm quá bộ lá phát triển mạnh sẽ làm giảm độ lớn của củ , đồng thời dễ bị sâu bệnh gây hại
3.1.Lượng phân bón cho 01 sào như sau :
-Phân chuồng hoai mục : 1.000 kg.
-Phân đạm Urê: 10 kg.
-Phân Super lân: 25-30 kg.
-Phân Kalychlorua: 5 kg.
3.2. Quy trình bón phân như sau:
-Bón lót: Toàn bộ phân chuồng+5,0 kg phân đạm Urê, 25-30 kg phân Super lân và 2,0 kg phân Kalychlorua.
-Bón thúc lần 1: 1,0 kg phân đạm Urê +0,5 kg phân Kalychlorua.
Sau khi trồng 1 tháng.
Các lần bón thúc lần 2, lần 3, lần 4 thì hòa các loại phân bón để tưới, cứ cách mỗi lần 10 ngày, theo chủng loại và số lượng như sau:
-Bón thúc lần 2: 1,0 kg phân đạm Urê +0,5 kg phân Kalychlorua.
-Bón thúc lần 3: 1,5 kg phân đạm Urê +1,0 kg phân Kalychlorua.
-Bón thúc lần 4: 1,5 kg phân đạm Urê +1,0 kg phân Kalychlorua.
Cách bón :
- Bón lót : Sau khi làm đất đúng kỹ thuật tiến hành rạch hàng và bón toàn bộ lượng phân bón lót đúng theo hướng dẫn, sau đó lấp một lớp đất mỏng để tránh củ giống không tiếp xúc trực tiếp với phân
Chú ý: không được gieo củ giống trước rồi sau đó mới tiến hành bón lót phân rồi lấp đất.
- Bón thúc : Bón phân đạm và phân kali còn lại kết hợp với các đợt xới xáo, làm cỏ. Bón cách gốc 5 – 10 cm. nếu có điều kiện nên hòa loãng để tưới
Tiến hành bón thúc ngay sau mỗi đợt thu hoạch. Do đặc điểm sinh trưởng của cây ném nên cần tỉa những cây bị sâu bệnh, cây to ở các khóm để đem bán và bớt lại cây con để thuận tiện cho việc chăm sóc có hiệu quả cao nhất.
Sau khi hành mọc được 2-3 lá tiến hành pha 3-5 g Urê/lít nước rồi tưới. Cách 10 ngày tưới phân 1 lần, tiến hành vun gốc nếu trồng hành trên đất cát pha.
4. Chăm sóc cây ném:
Tiến hành trồng khi đất đủ ẩm, nếu đất khô phải tưới trước khi trồng để tạo điều kiện thuận lợi cho củ ném nảy mầm
Sau khi trồng xong , nếu đất khô tuyệt đối không được tưới nước để tránh thối giống. Khi cây mọc đều tiến hành tưới thấm bằng cách cho nước vào rãnh, để nước thấm dần đếu lên luống sau đó mở cho nước còn lại trong rãnh thoát đi.
Đến khi cây ném có 3-4 lá thật mới tưới trực tiếp lên lá nhưng vẫn tưới phun sương tránh bị xói gốc. Ném là cây ưa đất ẩm nhưng không được úng nước đo đó ruộng trồng ném phải thoát nước tốt khi mưa và phải tưới đủ ẩm khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng
Tùy theo điều kiện thời tiết mùa vụ mà suốt cả thời gian sinh trưởng cây ném có thể tiến hành tưới nước từ 4-5 lần/vụ.
Để giúp cây ném có bộ lá đẹp phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và đồng thời giúp cây phát triển thuận lợi, chống chịu với các điều kiện bất lợi cho năng suất cao thì bên cạnh dùng các loại phân bón hóa học để bón thì nông dân trồng ném có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun định kỳ cho cây ném, tùy theo điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây mà có thể phun lần 2 cách lần 1 từ 7 – 10 ngày.
Sau khi cây ném mọc mầm tiến hành kiểm tra đồng ruộng để dặm các chỗ trống nhằm đảm bảo mật độ trên đồng ruộng
Song song với công tác tưới nước, tỉa dặm, bón phân thì việc làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh hại là rất cần thiết để giúp cho cây ném sinh trưởng phát triển thuận lợi. Việc làm cỏ phải tiến hành thường xuyên kết hợp với việc xới xáo phá váng để giúp cây ném phát triển tốt và phá bỏ nơi cư trú của các đối tượng sâu bệnh hại.
KN Quảng Điền
Từ khóa: quy trình trồng cây ném, hướng dẫn trồng cây ném, mô hình trồng cây ném, vườn cây ném, giống cây ném, cung cấp hạt giống cây ném, mua bán hạt giống cây ném, kỹ thuật trồng cây ném đem lại lợi nhuận cao
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó