Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng cây rau đay xanh tốt trong thùng xốp
Nhờ có kỹ thuật trồng cây đơn giản nên người dân có thể tự trồng rau đay cho gia đình mà không sợ dư lượng thuốc kích thích và thuốc trừ sâu ngoài thị trường.
Cây rau đay (tên khoa học: Corchorus) có kỹ thuật trồng câyrất đơn giản. Đây là một chi của khoảng 40-100 loài thực vật có hoa trong họ cẩm quỳ (Malvaceae) có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.
Kỹ thuật trồng cây rau đay không khó
Rau đay là một loại rau ăn lá có thể có chiều cao 60- 70 cm, nhiều nhánh, lá nhỏ; thân, cành và gân lá rau đay màu đỏ tía, rau đay có bộ rễ phát triển nhưng ăn nông, chịu úng kém. Cây phát triển thích hợp ở vùng khí hậu nóng ẩm, đặc biệt ở khu vực phía Bắc Việt Nam.
Kỹ thuật trồng cây rau đay
Hạt rau đay được gieo từ tháng 3 – tháng 7, từ 1,5 – 2kg hạt giống cho 1.000m2. Người trồng cần lên luống rộng 0,8 – 1m và làm đất kỹ, gieo vãi hoặc theo hàng, hàng cách nhau khoảng 20cm và tưới giữ ẩm. Khi rau đay cao 10- 15cm cần được nhổ tỉa cho thưa bớt. Sau 50 – 60 ngày, luống rau cần được nhổ tỉa thêm 1 lần nữa, để các cây cách nhau 30 x 40cm và thu hái ngọn nhiều lứa.
Người dân có thể trồng cây trong thùng xốp để tiết kiệm diện tích
Ngoài ra, bà con nên bón phân lót 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng hoai + 10 – 12 kg super lân + 7 – 10 kg KCl cho 1.000m2 cây. Khi rau đay mọc 2 -3 lá thật, người trồng cần hòa loãng phân đạm và tưới, cách 8 – 10 ngày tưới một lần, đặc biệt là sau 1 lần hái ngọn.
Phòng trừ sâu bệnh trên rau đay
Ngoài sâu xanh, sâu khoang, rau đay thường hay bị các loại sâu chích hút làm lá xoăn và vàng như rầy xanh, bọ trĩ và nhện trắng. Cách phòng trừ chủ yếu là chăm bón dinh dưỡng cho cây đầy đủ, khi sâu tấn công rau đay với mật độ cao, người dân có thể phun thuốc. Trị bọ trĩ cần dùng các thuốc Fastac, Polytrin, Admire, với nhện dùng Feat, Abafax, Ortus…
Rau đay thường bị bệnh và chết cây con, bệnh thán thư tạo thành những đốm nâu trên lá, làm khô ngọn và chết cây con. Phòng trừ thán thư trên rau đay bằng các thuốc Dithan –M, Carbenzim, Topsin – M. Rovral…
Thu hoạch và làm giống
Người trồng cần thu hoạch đúng lứa đảm bảo chất lượng rau non và thời gian cách ly thuốc hóa học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc. Cách để giống: sau tháng 7 thu hái quả , quả cần được để vào thúng hoặc nong nia phơi khô rồi vò lấy hạt, làm sạch cất giữ cho vụ tới.
Tác dụng của cây rau đay
Rau đay loại rau có nhiều muối khoáng và vitamin. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần hóa học của rau đay thấy có canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị…
Ngoài khả năng chữa tràn dịch màng phổi, rắn cắn, cây rau đay còn có công dụng trị táo bón do cây chứa nhiều nước nên làm mềm phân. Trong rau đay có nhiều polysaccharid, làm tăng lưu chuyển ruột, chống ứ đọng phân.
Rau đay có tác dụng làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, chữa trúng nắng. Vì rau đay có nhiều nước, chứa nhiều chất nhầy, có nhiều đường nên ích lợi cho việc giải nhiệt. Tính hàn của rau đay giúp hóa giải mọi hiện tượng nóng trong.
Theo VietQ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó