Nông nghiệp
kỹ thuật trồng Húng quế
Húng quế là cây mọc hàng năm, thân thảo, hình vuông, cao khoảng 40 - 50 cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng.
CÂY HÚNG QUẾ
Tên khác: Húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái.
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
Thuộc họ: HOA MÔI (LABIATAE)(1); (LAMIACEAE)(2)
1. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Húng quế là cây mọc hàng năm, thân thảo, hình vuông, cao khoảng 40 - 50 cm, có khi cao hơn tùy chất đất và khoảng cách trồng.
Lá hình xoan, mọc đối, các chồi thường hay đâm ra từ các nách lá nên cành húng quế thường xum xuê. Lá màu lục xanh có loại màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng có từ 5 đến 6 hoa.
Quả chứa hạt đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất .
Công dụng: Húng quế là loại rau có mùi thơm, cùng với húng dũi, húng láng... dùng để làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày, thường dùng để ăn sống, ăn chung với thịt chó, lòng lợn, ăn cùng với rau sống các loại làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine. Húng quế, từ năm 1975, ở miền Bắc có nhiều vùng đã trồng trên qui mô lớn để cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm ở trong và ngoài nước.
Do trong húng quế có khoảng 0,4 - 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu nên nhân dân thường dùng trong các bài thuốc Nam trị một vài bệnh thông thường như viêm họng, ho gà, dùng hạt để ăn cho mát, chống táo bón... Các nước khác còn dùng cây húng quế sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng và ngậm chữa đau sâu răng.
2. KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
2.1. Làm đất
Húng quế yêu cầu đất đai giống như cây bạc hà, rau thơm. Do đặc điểm cây húng quế cần đất nhiều mùn, xốp, thoát nước, nên húng quế thường được trồng quanh vườn, đất cao hoặc phải lên luống. Sau khi thu hoạch hoa màu xong, cày đất, phơi ải một vài tuần, bừa kỹ, là đã sẵn sàng để gieo hạt.
Tuy vậy, húng quế thích nhiệt độ khoảng 25 - 30oC nên nước ta có thể trồng được quanh năm nhưng thời vụ tốt nhất ở miền Bắc là gieo hạt khoảng tháng 2 - 3 để trồng vào tháng 4, 5. Ở miền Nam, gieo tháng 11 - 12 để trồng tháng 1, 2.
2.2. Phân bón và gieo hạt
a. Gieo bằng hạt
Cách này thường dùng trên diện tích nhỏ, đất được bón đủ phân chuồng, lên luống, cào bằng mặt luống, gieo vãi hạt. Về sau tỉa bớt cây đem ăn, chừa cây 30 (30 cm để thu hoạch cành lá về sau).
b. Cách gieo mạ để cấy
Đất được bón 150 - 200 kg phân chuồng hoai cho 100 m2 (15 - 20 tấn/ha) trộn với 20 - 30 kg phân lân, lên luống, cào bằng rồi gieo hạt, lượng hạt cần 50 - 80 g trộn với tro bếp hay đất bột, hoặc với phân lân, vò cho tơi rồi gieo vãi đều trên mặt luống, sau đó lấy cào xáo nhẹ lại cho hạt được lấp kín. Có thể rải một ít thuốc sâu dạng hạt trên mặt luống để trừ kiến. Sau đó tủ luống bằng rơm rạ, trấu, tưới nước đủ ẩm. Sau gieo 15 - 20 ngày cây con đã có thể mọc cao 10 - 12 cm, có 5 - 6 lá thật, lúc này có thể đem trồng được.
Sau trồng khoảng 1 tháng, húng quế đã có thể thu hoạch được. Thường cắt bớt cành đem bán, sau đó lại bón thúc phân để đâm cành non. Cứ như vậy ta có thể thu đợt khác, khoảng cách giữa các đợt thu có thể 10 - 15 ngày, mỗi đợt có thể cho 500 - 600 kg trên 1000 m2.
2.3. Để giống
Nếu để giống thì không nên cắt lá, cây tỉa để thưa khoảng 30 x 40 cm một cây, bón đủ lân, bánh dầu để có nhiều chùm hoa ở các nách lá. Khi các chùm hoa ngọn và các nách lá trên đã bắt đầu khô, ta cắt cả cây đem về phơi trong bóng râm, có thể ủ một vài hôm, sau đó đem đập lấy hạt, phơi lại ngoài nắng nhẹ cho khô, sau đó cho vào chai lọ, đậy nút kín để trồng vụ sau. Không nên để hạt lâu ngày vì dễ mất sức nẩy mầm, thường hạt vụ trước đem trồng vụ sau là tốt nhất.
Trích nguồn: Kỹ thuật trồng rau gia vị
Từ khóa: kỹ thuật trồng rau húng quế đem lại năng suất cao, trồng rau gia vị, kỹ thuật trồng rau húng quế sạch, hạt rau húng quế, công dụng cây húng quê, rau húng quế sạch, kinh nghiệm trồng rau húng quế, vườn rau húng quế, hướng dẫn trồng rau húng quế
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó