Nông nghiệp
Kỹ thụât trồng nấm Kim châm
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng nấm Kim châm gồm các bước: chuẩn bị nhà và túi trồng, phối trộn và công thức trộn nguyên liệu, kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm, biện pháp thu hoạch, bảo quản nấm Kim châm.
Nấm kim châm so với các loại nấm khác, nấm kim châm tuy khó trồng, song hiệu quả kinh tế cao. Để trồng thành công nấm kim châm nên tuân thủ theo một số quy trình kỹ thuật...
Nấm kim châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn hơn và trên đầu cây nấm có mũ. Mũ nấm lúc còn nhỏ có hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng, ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loại hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.
1/ Chuẩn bị nhà và túi trồng
- Nấm kim châm thích hợp ở nhiệt độ thấp cho nên muốn trồng nấm kim châm trong nhiệt độ cao phải chuẩn bị nhà lạnh.
- Chọn túi PE hay PP có kích thước 40x20cm, dày 0,05-0.06mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giấy báo hay vải để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).
2/ Phối trộn nguyên liệu
Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là thân lá đậu, vỏ đậu phộng, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ đề, rơm rạ, lõi bắp, bã mía hoặc vỏ chuối....
3/ Công thức trộn nguyên liệu
- Công thức 1: Mùn cưa 77%, cám gạo 20%, bột thạch cao 1%, đường 1%, supe lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.
- Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột bắp 5%, đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.
- Cần lưu ý với mùn cưa phải ủ đống sau 3-6 tháng mới sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày.
4/ Cách trồng và chăm sóc
- Lèn nguyên liệu vào túi ny-lông mỏng tương tự như khi làm bịch nuôi trồng nấm sò, nấm mèo... có thể dùng tay hoặc dùng máy. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20 cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt bịch nguyên liệu và tạo ra một lỗ giếng nhỏ, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giấy báo lên trên rồi buộc lại bằng dây ny-lông.
Hấp khử trùng gián đoạn như đối với các nấm khác. Đợi nguội đến 250C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợi nấm mọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng.
- Sau khi cấy giống vào túi đựng đặt các bịch này vào các giá gỗ hoặc giá tre có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-230C, sau 20-30 ngày sợi nấm sẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôi nấm dùy trì khoảng 80-90%.
- Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 130C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ cao quá 160C.
- Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuống nấm ngắn. Lúc cuống nấm kim châm cao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôi trồng nấm từ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch.
5/ Thu hoạch
Khi cuống nấm dài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hái nấm, kéo túi nấm lên cao hơn bề mặt khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 130C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thể nấm đợt 2. Toàn bộ thời gian nuôi trồng kéo dài trong khoảng 75-90 ngày.
Ngoài phương pháp cho nấm mọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịch nấm trên giá thể.
Theo Báo Đồng Nai
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó