Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng súp lơ theo vietgap

Ngày đăng: 2015-12-06 09:25:13


Thời vụ gieo trồng súp lơ từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 11 (Âm lịch). Vụ sớm sử dụng các giống chịu nhiệt, vụ chính vụ sử dụng các giống chịu lạnh. Xin gợi ý bà con một số kỹ thuật canh tác giống cây trồng nói trên:

 

1. Tuổi cây súp lơ con:

- Giống ngắn ngày sau gieo từ 15 - 18 ngày, giống dài ngày sau gieo từ 18 - 22 ngày.

- Thời gian để cây vào bầu từ 5 - 7 ngày.

Kỹ thuật trồng súp lơ

- Lưu ý: đối với giống súp lơ nên trồng cây non, trồng cây giống già ngày hoa sẽ nhỏ, năng suất thấp.

 

2. Chuẩn bị đất và cách trồng cây súp lơ:

Làm sạch cỏ dại. Luống rộng từ 0,9 - 1m, rãnh rộng 30 - 35cm.

- Vụ sớm làm luống cao, hàng x hàng 50cm, cây x cây 40cm (1.400 - 1.450 cây/sào).

- Trồng chính vụ, vụ muộn: hàng x hàng 50cm, cây x cây 50cm (1.100 - 1.200 cây/sào).

 

3. Hướng dẫn cách bón phân và chăm sóc cây súp lơ: 

Lượng phân và cách bón tính cho 1 sào:

Phân chuồng hoai 300kg, supe lân 20 - 25kg; urê 12-14kg; kali 8-10kg.

- Bón lót: Phân chuồng ủ mục: 300 kg hoặc phân hữu cơ vi sinh 25 - 30kg + phân lân super 20 - 25 kg + urê 4 - 5kg/sào (đối với giống ngắn ngày), 3 kg/sào (đối với giống dài ngày), bón bỏ hốc hoặc soi rạch 2 hàng trên luống bón phân lót rồi lấp một lớp đất nhỏ 2 - 3cm. 

- Tưới nhử: sau trồng từ 3 - 5 ngày, lượng phân 1 kg urê/sào.

- Bón thúc:

+ Đối với giống ngắn ngày, lần 1 kết hợp với vun xới sau trồng 15 - 17 ngày, lượng phân 4 - 5 kg urê + 4 - 5 kg kali/sào; lần 2 khi cây chéo nõn, bón hết lượng phân còn lại.

+ Đối với giống dài ngày, lần 1 sau trồng 15 - 17 ngày kết hợp với vun xới, lượng phân 3 - 4 kg urê + 2 - 3 kg kali/sào; lần 2 sau trồng 25 - 30 ngày, lượng phân 4 - 5 kg urê + 2 - 3 kg kali/sào, hòa nước tưới đều trên mặt luống; lần 3 khi cây chéo nõn, bón hết lượng phân còn lại.

- Tưới nước: Thường xuyên giữ đủ ẩm, nhất là giai đoạn cây chéo nõn, mưa phải thoát nước, không tưới trực tiếp vào hoa. Khi đưa nước vào ruộng sau 3 - 4 giờ phải tháo cạn. Sử dụng thuốc trừ cỏ cho cây rau màu như: Dual gold… Thường xuyên tỉa lá già, lá bị bệnh không còn khả năng quang hợp.

- Che hoa: Khi hoa có đường kính từ 5 - 6cm thì bẻ các lá già để che hoa, che cho đến khi thu hoạch. Khi lá che hoa bị héo úa phải thay.

 

4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây súp lơ:

- Sâu hại: sâu xám, sâu xanh, sâu tơ và bọ nhẩy. Phòng trừ: sử dụng một trong các loại thuốc sinh học như Tập kỳ, Bitadin… sử dụng luân phiên với các thuốc hóa học như: Sherpa, Sumicidin hoặc Pegasus…

- Bệnh hại: Súp lơ thường bị các bệnh như lở cổ rễ, thối thân, bệnh đốm vòng, bệnh úa hoa gây hại. Phòng trừ bằng cách xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng các loại thuốc như: Carbenzim 500 FL, Rovral 50%, Validacin, Antracol, Zinep... để phun phòng kết hợp với điều tiết nước hợp lý. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì./.

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

 

Từ khóa: quy trình sản xuất súp lơ xanh an toàn, kỹ thuật trồng và bón phân cho cây súp lơ, kỹ thuật trồng rau súp lơ xanh, hướng dẫn kỹ thuật trồng súp lơ xanh an toàn, phương pháp sản xuất súp lơ xanh an toàn, mô hình sản xuất súp lơ xanh an toàn, cung cấp súp lơ xanh, thu mua hạt giống súp lơ xanh






TIN TỨC KHÁC :