Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng thâm canh cà pháo
Cà pháo là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đang được trồng nhiều ở HTXNN Quảng Thọ 1. Để bà con hiểu về kỹ thuật trồng, Trạm Khuyến nông lâm ngư Quảng Điền hướng dẫn Quy trình kỹ thuật thâm canh cà pháo như sau:
I. Đất trồng cây cà pháo:
Cây Cà pháo phát triển tốt trên các loại đất: Cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa. Chọn những chân đất dễ thoát nước.
II. Thời vụ trồng cây cà pháo:
Vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, bắt đầu thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5.
III. Gieo hạt cà pháo:
Đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, làm đất thật nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống bằng phẳng rộng khoảng 1m, cao 20 –25cm. Dùng phân chuồng hoai mục trộn đều trên mặt luống (3 – 4kg/m²). Do hạt cà có vỏ dày và cứng, để hạt có thể nảy mầm được, trước khi gieo hạt cần ngâm trong nước (nước nóng 54 °C trong 10 phút hoặc nước thường trong 20 – 30 giờ). Lượng hạt giống gieo là 2g/m², sau khi gieo phủ một lớp rơm rạ mục hoặc rải một lớp trấu mỏng lên mặt luống. Sau khi cây mọc được 1 – 2 lá nếu quá dày, tỉa bớt những cây yếu, bị sâu bệnh, đảm bảo mỗi cây cách nhau 4 - 5cm. Tưới nước phân chuồng nồng độ 10%, sau đó dùng nước sạch tưới rửa lại tránh cháy lá cây con. Khi cây con được 5 – 6 lá (vụ sớm: sau 20 –25 ngày; vụ chính: sau 25 – 30 ngày) thì đem trồng.
IV. Làm đất :
Cà có bộ rễ phát triển mạnh, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc lật, phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Sau đó làm đất tơi xốp, lên luống trồng.
V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà pháo:
Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tới nước cho cây 5 - 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4 - 5 giờ trước khi nhổ để cho cây không bị đứt rễ và nhanh hồi phục sau trồng.
1. Trồng cây cá pháo:
trên đất tơi xốp, có độ pH từ 6,5 – 7, giàu mùn, thuận tiện tưới và tiêu nước, cày ải, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Trước khi bừa lượt cuối dùng vôi bột (khoảng 30kg/sào) rắc đều trên mặt ruộng để xử lý đất. Đánh luống rộng 1,2m; cao 20 – 30cm; rãnh rộng 25 – 30cm. Mật độ trồng khoảng 30 x 40cm (1.800 – 2.000 cây/sào).
2. Chăm sóc cá pháo:
Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.
3. Bón phân cho cây cà pháo:
Cà pháo sinh trưởng tương đối dài ngày, vì vậy cần nhiều phân bón.
Lượng phân bón cho 1 sào:
- Phân chuồng hoai mục: 300 kg.
- Phân lân: 50 kg.
- Phân Ure: 30 kg.
- Phân NPK 16.16.8: 70 kg.
4. Quy trình bón phân cho cây cà pháo:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Lấp phân trước khi trồng tránh rễ chạm phân.
Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5- 6 kg phân urê, 20 kg NPK,
Bón thúc lần 2 (30 - 40 ngày sau trồng): 7- 8 kg urê, 20 kg NPK;
Bón thúc lần 3 (50 - 60 ngày sau trồng): 8-10 kg urê, 20 kg NPK,
Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5kg urê, 10 kg NPK cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.
5. Tưới nước:
Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy, cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
+ Bệnh hại: Một số bệnh thường gặp trên cà pháo:
- Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizônia solani kihn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn, có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ, màu nâu, hình dáng bất kỳ. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Từ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây qua nhiều năm.
Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.
- Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.
- Bệnh đốm nâu: Do nấm cladosporium fulvum cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.
Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.
+ Sâu hại: Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp... Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent... để phun trừ.
7. Thu hoạch và để giống cho vụ sau:
Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau.
Cách 2-3 ngày thu một lần. Khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành.
KN Quãng Điền
Từ khóa: kỹ thuật trồng cây cà pháo, hướng dẫn trồng cây cà pháo thâm canh, cách trồng cây cà pháo thâm canh, vườn cây cà pháo, trang trại sản xuất cây cà pháo, cơ sở sản xuất cây cà pháo, thu mua cà pháo, cung cấp giống cà pháo
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó