Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Riềng Đỏ

Ngày đăng: 2016-01-04 02:40:33


Riềng là cây chịu được bóng rợp, có thể trồng dưới tán cây thưa, góc vườn, chân bờ rào, bờ ao, ngõ ra vào với diện tích nhỏ. Nếu trồng tập trung với diện tích lớn nên cày bừa, làm đất kỹ. Cày rạch hàng với khoảng cách hàng cách hàng 60cm rồi rải phân chuồng, phân vi sinh để bón lót trên hàng với khoảng cách trồng cây cách nhau 50- 60cm. Những vùng đất miền núi giàu mùn, nhiều chất hữu cơ hoặc đất mới khai hoang lần đầu không cần bón phân lót mà chỉ cần bón thúc khi cây đã lớn và vào thời kỳ xuống củ là đủ.

 

Cây Riềng đỏ

Cây Riềng đỏ

Thời vụ và kỹ thuật trồng cây Riềng Đỏ:

Thời vụ trồng tốt nhất là từ cuối tháng 2 đầu tháng 3, đến tháng 4 dương lịch. Tháng 5 riềng hình thành củ, tháng 7, tháng 8 là lúc cây tích lũy dinh dưỡng cao nhất, thu hoạch tập trung vào tháng 12, tháng 1 năm sau. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của nông dân Xuân Mai thì riềng đỏ lai có thể trồng quanh năm để thu hoạch củ quanh năm (khác với các giống khác), trừ các tháng khô hạn hoặc mưa nhiều củ dễ bị hư thối. Có thể trồng trực tiếp bằng củ giống, hoặc bằng cây con tách ra từ cây mẹ.

Nếu trồng bằng củ thì chọn những củ bánh tẻ không bị xây xát, hư thối để trồng. Mỗi củ có thể cắt thành nhiều đoạn, mỗi đoạn có ít nhất 2-3 mầm mắt để tiết kiệm chi phí tiền giống. Ngoài ra cũng có thể tách 1-2 cây trong bụi để đem trồng (với diện tích nhỏ, hoặc trồng dặm ở những chỗ bị khuyết thiếu hay chết cây). Trồng theo hốc đã bón phân theo khoảng cách đã nói ở trên với độ sâu 10-12cm, đặt củ có mầm quay lên trên, lấp nhẹ đất bột, dện chặt và phủ rác hoặc rơm rạ rồi tưới đủ ẩm.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây Riềng Đỏ:

Thời gian đầu tưới đủ ẩm, tạo điều kiện để cây riềng sống và nẩy chồi nhanh. Khi riềng đã ra rễ có thể tưới thêm phân chuồng pha loãng. Khi lá, thân phát triển cần bón bổ sung để phát triển củ (bón 0,3-1kg phân chuồng hoặc 0,5 kg phân vi sinh/bụi). Khi thấy riềng xuống củ nên bón thêm kali để tăng năng suất và chất lượng củ. Riềng lai đỏ sinh trưởng rất mạnh do đó chỉ cần làm sạch cỏ 1-2 tháng đầu, sau đó tán lan rộng, cỏ không phát triển được nữa. Khác với các giống riềng, gừng khác, củ và thân riềng lai đỏ ăn ngang và phát triển lên trên do đó không được xới xáo làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Tuy không phải lên luống nhưng cần xẻ các rãnh xung quanh để thoát nước cho riềng trong mùa mưa tránh bị thối hỏng do úng ngập. Giống riềng lai đỏ rất cay nên không bị chuột phá hại, hầu như không có loại sâu nào gây hại do đó không cần phun thuốc.

Thu hoạch: 

Nếu lấy củ làm giống thì có thể thu hoạch sau trồng 1 năm, nhưng để thu hoạch bán củ thì thu hoạch sau 2 năm trồng mới cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Khi thấy cây đã già, thân ngầm và củ đã nổi rõ hoặc làm nứt mặt đất quanh gốc, đào thử thấy củ đã già là thu hoạch được. Cắt sạch rễ, rửa sạch bán tươi hoặc thái phơi khô theo yêu cầu của nơi tiêu thụ.

 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc để các địa phương có điều kiện tương tự nghiên cứu, áp dụng.

Chọn nơi trồng và làm đất:

Riềng là cây chịu được bóng rợp, có thể trồng dưới tán cây thưa, góc vườn, chân bờ rào, bờ ao, ngõ ra vào với diện tích nhỏ. Nếu trồng tập trung với diện tích lớn nên cày bừa, làm đất kỹ. Cày rạch hàng với khoảng cách hàng cách hàng 60cm rồi rải phân chuồng, phân vi sinh để bón lót trên hàng với khoảng cách trồng cây cách nhau 50- 60cm. Những vùng đất miền núi giàu mùn, nhiều chất hữu cơ hoặc đất mới khai hoang lần đầu không cần bón phân lót mà chỉ cần bón thúc khi cây đã lớn và vào thời kỳ xuống củ là đủ.

Kỹ thuật trồng củ Riềng Đỏ: 

Thời vụ trồng tốt nhất là từ cuối tháng 2 đầu tháng 3, đến tháng 4 dương lịch. Tháng 5 riềng hình thành củ, tháng 7, tháng 8 là lúc cây tích lũy dinh dưỡng cao nhất, thu hoạch tập trung vào tháng 12, tháng 1 năm sau. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của nông dân Xuân Mai thì riềng đỏ lai có thể trồng quanh năm để thu hoạch củ quanh năm (khác với các giống khác), trừ các tháng khô hạn hoặc mưa nhiều củ dễ bị hư thối. Có thể trồng trực tiếp bằng củ giống, hoặc bằng cây con tách ra từ cây mẹ. Nếu trồng bằng củ thì chọn những củ bánh tẻ không bị xây xát, hư thối để trồng. Mỗi củ có thể cắt thành nhiều đoạn, mỗi đoạn có ít nhất 2-3 mầm mắt để tiết kiệm chi phí tiền giống. Ngoài ra cũng có thể tách 1-2 cây trong bụi để đem trồng (với diện tích nhỏ, hoặc trồng dặm ở những chỗ bị khuyết thiếu hay chết cây). Trồng theo hốc đã bón phân theo khoảng cách đã nói ở trên với độ sâu 10-12cm, đặt củ có mầm quay lên trên, lấp nhẹ đất bột, dện chặt và phủ rác hoặc rơm rạ rồi tưới đủ ẩm.

Cách Chăm sóc cây Riềng Đỏ: 

Thời gian đầu tưới đủ ẩm, tạo điều kiện để cây riềng sống và nẩy chồi nhanh. Khi riềng đã ra rễ có thể tưới thêm phân chuồng pha loãng. Khi lá, thân phát triển cần bón bổ sung để phát triển củ (bón 0,3-1kg phân chuồng hoặc 0,5 kg phân vi sinh/bụi). Khi thấy riềng xuống củ nên bón thêm kali để tăng năng suất và chất lượng củ. Riềng lai đỏ sinh trưởng rất mạnh do đó chỉ cần làm sạch cỏ 1-2 tháng đầu, sau đó tán lan rộng, cỏ không phát triển được nữa. Khác với các giống riềng, gừng khác, củ và thân riềng lai đỏ ăn ngang và phát triển lên trên do đó không được xới xáo làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Tuy không phải lên luống nhưng cần xẻ các rãnh xung quanh để thoát nước cho riềng trong mùa mưa tránh bị thối hỏng do úng ngập. Giống riềng lai đỏ rất cay nên không bị chuột phá hại, hầu như không có loại sâu nào gây hại do đó không cần phun thuốc.

Thu hoạch cây Riềng Đỏ: 

Nếu lấy củ làm giống thì có thể thu hoạch sau trồng 1 năm, nhưng để thu hoạch bán củ thì thu hoạch sau 2 năm trồng mới cho chất lượng tốt, sản lượng cao. Khi thấy cây đã già, thân ngầm và củ đã nổi rõ hoặc làm nứt mặt đất quanh gốc, đào thử thấy củ đã già là thu hoạch được. Cắt sạch rễ, rửa sạch bán tươi hoặc thái phơi khô theo yêu cầu của nơi tiêu thụ. 

 

Nông Sản VT






TIN TỨC KHÁC :