Nông nghiệp
Làm thế nào sản xuất Lúa hữu cơ đúng quy trình?
Lúa hữu cơ sản xuất bắt đầu từ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và hạt giống thuần, không sử dụng giống biến đổi gen (GMO). Tiếp theo là tuân thủ cam kết liên tục cải thiện chất lượng đất bằng áp dụng phân hữu cơ được phép sử dụng và áp dụng một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để giảm thiểu tác động của sâu bệnh và cỏ dại mà không cần đến thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu hóa học.
Dinh dưỡng đất
- Không giống như người trồng lúa thông thường là thường xuyên áp dụng phân bón hóa học cho đất, nông dân trồng lúa hữu cơ chỉ sử dụng phân hữu cơ và khoáng thiên nhiên, phân dơi, phân chim, phân cá có xử lý phù hợp và một loạt các biện pháp tự nhiên và sinh học để duy trì và nâng cao độ phì của đất (các loại phân sử dụng phải được sự chấp thuận của cơ quan chứng nhận).
- Đất được luân canh với cây họ đậu có rễ ăn sâu hoặc cây phân xanh hoặc cây phủ đất. Cây phân xanh họ đậu cung cấp lên đến 50% nhu cầu nitơ của các giống lúa năng suất cao.
- Các biện pháp khác nông dân sản xuất lúa hữu cơ sử dụng để tăng cường và duy trì độ phì của đất bao gồm: khuyến khích giữ nước ngập trong những tháng ruộng nghỉ ngơi, áp dụng các khoáng chất thiên nhiên, phân chuồng hoai, phân trộn và các loại đầu vào khác đã được phê duyệt cho sản xuất hữu cơ.
Quản lý sâu bệnh
- Kiểm soát dịch hại và sâu bệnh là một thách thức cho cả người trồng lúa thông thường và lúa hữu cơ.
- Những người trồng lúa phải đối mặt với vấn đề dịch hại lớn nhất là rầy nâu, bệnh đạo ôn, cỏ dại… làm cho lúa phát triển kém và năng suất thấp.
- Vấn đề khác là ốc bưu vàng ăn mầm, lá non mới mọc của cây lúa.
- Bệnh hại xảy ra từ lúc cây con đến cây lúa trưởng thành.
- Hàm lượng nitơ trong đất quá mức trong sản xuất lúa thông thường thường phát sinh do bón lượng phân hóa học quá cao vào đất. Ngược lại, trong sản xuất lúa hữu cơ, không có tình trạng dẫn đến mức độ nitơ trong đất quá nhiều, làm giảm thiểu mức độ tác hại của sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh than hạt lúa và các bệnh khác.
- Nông dân trồng lúa thông thường kiểm soát dịch hại bằng cách thường xuyên áp dụng thuốc trừ sâu hóa học cho lúa. Trong khi sản xuất lúa hữu cơ áp dụng các giải pháp trồng đúng thời vụ, kết hợp né rầy gây hại, chọn giống chống chịu và phù hợp và áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ để kiểm soát sâu bệnh.
- Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp quản lý bằng sinh học như nuôi và thả vịt trong ruộng lúa giai đoạn sớm và trước khi sạ cho đến trước khi lúa trổ để ăn các loại dịch hại lúa như ốc bưu vàng, sâu, rầy các loại, đặc biệt là rầy cám (rầu nâu) gây hại lúa.
- Sử dụng nấm đối kháng như nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ rầy nâu, vôi, nấm Trichoderma, thuốc trừ bệnh sinh học được khuyến cáo phòng và trị các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại cho lúa…
Quản lý cỏ dại lúa hữu cơ
- Quản lý cỏ dại là một trong những thách thức lớn kết hợp với sản xuất lúa hữu cơ. Không giống như người nông dân thông thường, nông dân trồng lúa hữu cơ không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học. Thay vào đó, luân canh, san lấp mặt bằng, quản lý nước và làm đất phù hợp là những cách chính nông dân trồng lúa hữu cơ áp dụng để kiểm soát cỏ dại.
- Đối với ruộng lúa - tôm, dùng nước diệt cỏ, điều khiển mật độ và sức sống cây lúa vượt sức cạnh tranh của cỏ dại…
- Luân canh là đặc biệt quan trọng trong sản xuất lúa hữu cơ. Luân canh cây trồng giảm áp lực cỏ dại bằng cách ngăn chặn chu kỳ sinh sống của cỏ dại và giảm số lượng các hạt cỏ dại trong đất. Cần chú ý vụ luân canh không ảnh hưởng tồn lưu chất cấm trong đất.
- Áp dụng thời gian ngập nước lâu cũng được sử dụng để ngăn chặn cỏ dại là một lợi thế giảm cỏ dại cạnh tranh.
Thu hoạch lúa hữu cơ
- Nông dân sản xuất lúa thường thu hoạch ở độ ẩm cao (21-26%), có thể lúa chưa đạt chín hoàn toàn. Lý do này được thực hiện để lúa không bị vỡ khi đánh bóng gạo trắng.
- Đối với lúa hữu cơ thường được bán ở dạng gạo lức và đôi khi ở dạng gạo trắng tùy theo nhu cầu đặt hàng. Gạo lức không phải qua quá trình đánh bóng gạo trắng. Do đó, lúa phải được để chín hoàn toàn để hương vị đầy đủ và thơm ngon.
- Lúa chế biến gạo lức thường được thu hoạch ở độ ẩm 16 - 18%. Điều này tạo ra việc chín hoàn toàn hơn, hạt gạo phát triển đầy đủ với một hương vị phong phú hơn.
Bảo quản lúa - gạo hữu cơ
- Gạo phải được phơi, sấy khô xuống độ ẩm khoảng 14% để bảo quản. Điều này đạt được bằng cách tháo cạn nước trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày hoặc lâu hơn tùy theo ruộng, thu hoạch khi trời nắng ráo và phơi, sấy dần dần đạt độ ẩm trên.
- Trong khi lưu trữ lúa thông thường dựa trên một loạt các kiểm soát hóa chất tổng hợp để bảo quản. Đối với lưu trữ lúa hữu cơ dựa vào việc giám sát môi trường bảo quản sạch sẽ và cẩn thận. Trong quá trình bảo quản, lúa - gạo hữu cơ thường xuyên được đảo trộn và sục khí, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, hoạt động của côn trùng và luôn đảm bảo môi trường bảo quản thoáng mát.
- Các tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm cấm việc sử dụng các chất hóa học để kiểm soát côn trùng hại kho trong cơ sở xay xát lúa gạo, quá trình chế biến hoặc kho bãi lưu trữ.
- Duy trì các cơ sở bảo quản cẩn thận và sạch sẽ là giải pháp chủ yếu của việc kiểm soát sâu bệnh trong bảo quản lúa hữu cơ.
- Nếu côn trùng tấn công vào nơi lưu trữ hạt, thùng bảo quản gạo được làm đầy với khí CO2 tự nhiên (một loại khí không độc hại do người thải ra khi thở) để phòng trừ.
TS. Nguyễn Công Thành
Viện Khoa học KTNN miền Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó