Nông nghiệp
Một số giống rau, đậu trồng vụ đông ở phía Bắc
Một số giống rau, đậu có thể trồng vụ đông ở phía Bắc như: bí xanh thiên thanh 5, dưa chuột lai PC4, cà chua lai VT10, đậu cô ve CV96...
1. Giống bí xanh thiên thanh 5
- Nguồn gốc: Giống bí xanh Thiên thanh 5 là giống thuần được chọn tạo từ tổ hợp lai (bí cẳng bò Bắc Giang và bí xanh sặt Hải Dương).
- Đặc điểm chính của giống: Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi rộng, trồng được cả 2 vụ (xuân hè và thu đông). Thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày (xuân hè), 95 - 100 ngày (thu đông), năng suất đạt 50 - 55 tấn/ha (vụ xuân hè) và 45 - 47 tấn/ha (vụ thu đông). Quả dạng thuôn dài, chiều dài quả 60 - 70cm, đường kính quả 6 - 8 cm, vỏ xanh đậm, đặc ruột, ruột chắc, màu phớt xanh, ít hạt. Hàm lượng chất khô đạt 9,82%, hàm lượng đường tổng số cao, độ chua thấp, ăn mát, không chua.
- Thời vụ gieo trồng: tốt nhất trong vụ thu đông là từ 25/8 - 5/10.
- Kỹ thuật trồng: Trồng trên đất vàn cao trong cơ cấu cây trồng có lúa. Vụ đông trồng thả bò, mật độ cây 1,6 - 1,8 vạn cây/ha (0,5 kg hạt giống/ha). Phân bón thích hợp (bón cho 1ha): 10 tấn phân hữu cơ + 250 kg Ure + 500 kg Supe lân + 200 kg Kali sunfat.
2. Giống dưa chuột
a. Giống dưa chuột lai PC4
- Nguồn gốc: Giống dưa chuột lai PC4 là giống lai F1 từ tổ hợp lai (DL7 x TL.15). Giống dưa chuột lai PC4 được công nhận là giống quốc gia năm 2008.
- Đặc tính chính: Giống dưa chuột lai PC4 có thời gian sinh trưởng ngắn 85 - 90 ngày, thời gian thu quả kéo dài 40 - 45 ngày, sinh trưởng khoẻ, thân mập, lá xanh đậm. Quả to (dài 20 - 25 cm, đường kính quả 2,8 - 3,2 cm, vỏ màu xanh đậm, đặc ruột, cùi dày 1,3cm). Trọng lượng bình quân 140 - 150 gam/quả, ít bị vàng sau thu hoạch, quả có phẩm chất tốt, giòn, thơm thích hợp thị hiếu tiêu dùng trong nước và đạt tiêu chuẩn chế biến muối mặn xuất khẩu. Năng suất cao bình quân 45 - 50 tấn/ha. Giống dưa chuột lai PC4 có khả năng chống chịu khá với bệnh sương mai, phấn trắng, héo rũ, virus.
- Thời vụ gieo trồng: tốt nhất trong vụ thu đông, gieo hạt từ 5/9 - 5/10.
- Kỹ thuật trồng: Trồng trên đất vàn cao trong cơ cấu cây trồng có lúa. Mật độ trồng 2,5 - 2,8 vạn cây/ha (0,6 kg hạt giống/ha). Phân bón thích hợp (bón cho 1ha): 10 tấn phân hữu cơ + 300 kg Ure + 600 kg Supe lân + 300 kg Kali sunfat.
b. Giống dưa chuột GL1-9 (F1)
- Sinh trưởng khỏe, phù hợp trong vụ đông và vụ xuân hè. Chịu bệnh sương mai và phấn trắng tốt. Dùng cho ăn tươi và chế biến muối mặn.
- Thời gian sinh trưởng 75 - 80 ngày.
- Đặc điểm quả: dài quả 40 - 45 cm, đường kính quả: 3,5 - 4,0 cm, vỏ quả màu xanh đậm, gai trắng, ruột đặc, ăn giòn, ngọt.
- Năng suất 50 - 60 tấn/ha trong cả vụ xuân hè và vụ đông.
3. Giống cà chua lai VT10
- Nguồn gốc:Giống cà chua VT10 là giống cà chua lai F1, giống được công nhận sản xuất thử năm 2015.
- Đặc điểm chính: Giống có thời gian sinh trưởng từ 120 - 130 ngày, thu quả đầu từ 70 - 75 ngày sau trồng, thời gian thu quả 30 - 35 ngày. Giống thuộc dạng hình bán hữu hạn, chiều cao cây 90 - 110 cm, rất sai quả, số quả/cây từ 25 - 35 quả, khối lượng quả 90 - 100 gam, năng suất đạt 55 - 60 tấn/ha. Quả có dạng hình đẹp, thon, dài, quả chín đỏ tươi, cùi dày, ít hạt. Khả năng chống chịu bệnh sương mai, héo xanh, virus xoăn vàng lá khá.
- Thời vụ gieo trồng: tốt nhất gieo hạt 5/9 - 15/10.
- Kỹ thuật trồng: Trồng trên đất vàn cao trong cơ cấu cây trồng có lúa. Mật độ trồng 2,8 - 3 vạn cây/ha. Phân bón thích hợp (bón cho 1 ha): 10 tấn phân hữu cơ + 300 kg Ure + 600 kg Supe lân + 280 kg Kali sunfat.
4. Giống đậu đũa cao sản VC2
- Nguồn gốc: Giống đậu đũa VC2 là giống thuần được chọn lọc từ giống đậu đũa nhập nội mang mã số 8Đa/01, nguồn gốc của Thái Lan từ năm 2002 đến năm 2007. Giống được công nhận là giống chính thức năm 2015.
- Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày, cây sinh trưởng phát triển tốt, thân lá xanh đậm, hoa trắng phớt tím. Thu quả đầu sau gieo hạt 40 - 45 ngày. Năng suất trung bình đạt 19 - 22 tấn/ha. Giống đậu đũa VC2, quả có chất lượng tốt, chiều dài quả 60 - 70 cm, tròn, đường kính quả 0,89 cm, vỏ nhẵn, màu xanh non, đặc ruột, ít hạt. Hàm lượng chất khô đạt 9,72%, đường tổng số cao, axít thấp nên ăn giòn và đậm hơn các giống đậu đũa khác.
- Thời vụ trồng: vụ thu đông gieo hạt 25/8 đến 5/10.
Trên chân đất vàn cao trong cơ cấu cây trồng có lúa hoặc chuyên rau màu (3 - 4 vụ/năm).
- Kỹ thuật trồng: trồng có cắm dàn, luống rộng 1,4 - 1,5m, mật độ trồng trong khoảng 5,3 - 6,6 vạn cây/ha. Phân bón thích hợp khoảng 5 tấn phân hữu cơ + 200kg Ure + 600kg Supe lân+ 200kg Kali clorua.
5. Giống đậu cô ve
a. Giống đậu cô ve CV96
- Sinh trưởng, phát triển khỏe
- Thời gian sinh trưởng 70 - 80 ngày
- Thời gian bắt đầu cho thu hoạch: Quả xanh trung bình, 26 - 30 quả/cây, năng suất 24 - 26 tấn/ha
- Chất lượng tốt, quả ngọt và giòn sau khi chế biến.
b. Giống đậu cô ve leo VC5
- Nguồn gốc: Giống đậu cô ve leo VC5 là giống thuần được chọn lọc từ giống đậu cô ve nhập nội, giống đang khảo nghiệm sản xuất.
- Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày, cây sinh trưởng phát triển tốt, thân lá xanh đậm, hoa trắng phớt tím, thân tím, hạt đen. Thu quả đầu sau gieo hạt 40 - 45 ngày. Năng suất trung bình đạt 22 - 24 tấn/ha. Giống đậu cô ve VC5, quả có chất lượng tốt, chiều dài quả 18 - 24 cm, tròn, đường kính quả 1,2 cm, vỏ nhẵn, màu xanh non, đặc ruột, ít hạt, ăn giòn và đậm hơn các giống đậu cô ve khác.
- Thời vụ trồng: vụ thu đông gieo hạt 25/8 đến 5/10.
Trên chân đất vàn cao trong cơ cấu cây trồng có lúa hoặc chuyên rau màu.
- Kỹ thuật trồng: trồng có cắm dàn, luống rộng 1,4 - 1,5m, mật độ trồng trong khoảng 5,3 - 6,6 vạn cây/ha. Phân bón thích hợp khoảng 5 tấn phân hữu cơ + 200kg Ure + 600kg Supe lân+ 200kg Kali clorua.
6. Giống bí ngồi Star ol
- Nguồn gốc: là giống mới của Công ty Asia Seed, do Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) giới thiệu.
- Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 65 - 70 ngày (vụ xuân) và 60 - 65 ngày (vụ đông). Quả thuôn dài, màu xanh đậm. Kích thước quả 25-30 x 6-7 cm. Khối lượng quả 400 - 500g. Năng suất đạt 45 - 55 tấn/ha. Chất lượng quả: vitamin C: 2,16 mg% ; đường tổng số: 4,1 %, chất khô: 1,23%. Chống chịu bệnh phấn trắng và sương mai khá.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân hè, gieo hạt thích hợp nhất từ 25/1 - 15/2. Vụ đông, gieo hạt thích hợp nhất từ 15/9 - 15/10.
- Kỹ thuật trồng: Trồng 1 hàng cây giữa luống, cây cách cây 100 cm (trong vụ đông) và 80 cm (trong vụ xuân hè). Mật độ trung bình: 550 - 600 cây/sào Bắc Bộ (360 m), tương đương 16.000 cây/ha.
7. Giống xà lách GL 1-19
- Thời gian sinh trưởng 90 - 110 ngày.
- Lá có màu xanh nhạt, bản lá dày giòn xoăn.
- Khối lượng lá 250 - 260 gam/cây.
- Năng suất đạt 16 - 17 tấn/ha.
- Chất lượng hóa sinh của xà lách GL1-19: 7.37 %, Vitamin C: 9.15 %, đường tổng số: 1.1%.
- Chống chịu bệnh thối nhũn tốt.
Giống xà lách GL 1-19
Theo BBT / TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó