Nông nghiệp

Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch

Ngày đăng: 2016-01-23 07:39:52


Dưa leo có nguồn gốc từ miền Tây Bắc Ấn Độ. Ở nước ta, tuy niên đại chưa xác định nhưng chắc chắn cũng đã có từ rất lâu đời.

Dưa leo còn gọi là dưa chuột, là loại quả có thể dùng ăn tươi nhưng cũng có thể dùng thay rau rất có giá trị trong lúc giáp vụ, đặc biệt loại dưa chuột quả nhỏ (cornichon) dùng làm nguyên liệu cho đồ hộp được nhiều người ưa thích.

 
Dưa chuột là loại dưa cho quả nhanh. Từ trồng đến khi thu hoạch chỉ 50 - 60 ngày, quả thu non nên ít hại đến cây, cây có khả năng cho thêm nhiều quả. Cây lại có khả năng cho hoa cái liên tục từ gốc lên tới ngọn. Cây ít phân cành, nhất là đối với các giống quả nhỏ nên mật độ trồng nhiều cho năng suất cao.
 

1. Đặc tính sinh trưởng và ra hoa kết quả


- Dưa chịu được khô hạn, rễ ăn sâu 50 cm và ăn ngang 70cm. Khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cao. Thân vươn dài tới 7m, có khoảng 40 - 60 đốt lá trên 1 thân, hoa mọc trên nách lá thường là một hoa cái hay một hoa đực hoặc vừa có hoa cái vừa có hoa đực/1 nách. Giống quả nhỏ trên thân chính có khả năng cho hoa cái liên tục mà ít phân nhánh, trái lại ở giống quả to trên thân chính cho hoa cái ít hơn và phân cành nhiều hơn, và hoa cái tập trung trên nhánh nhiều.1. Đặc tính sinh trưởng và ra hoa kết quả:
 
  Màu sắc quả và gai tuỳ thuộc giống. Cây dưa chuột có một đặc tính là những hoa cái không được thụ phấn vẫn lớn nhưng chậm và đèo.
 
(*) Yêu cầu ngoại cảnh:
- Bốc một nắm đất vào tay, ta thấy mát tay và hơi ướt, khi bỏ ra nắm đất không rời bỡ ra.
 
- Nhiệt độ và ẩm độ: Thích hợp ở 20 - 25 độ C và ẩm độ đất 80%. Ở nhiệt độ cao lại mưa, cây hay bị bệnh rụng quả, quả chóng bị chuyển vàng, chóng già, cây mau tàn, năng suất kém.
 
- Ánh sáng: Dưa chuột ưa ánh sáng ngày ngắn, vì vậy mà ở nước ta ít thấy dưa vào mùa hè.
 
- Đất và dinh dưỡng: Dưa chuột không ưa liên canh mà phải luân canh triệt để, đất đã trồng dưa vụ trước không nên trồng lại ở vụ sau. Không những tránh trồng dưa chuột liên tiếp mà còn phải tránh trồng trước nó những cây họ Bầu bí.
  Đất thích hợp là đất thịt nhẹ, cát pha tầng canh tác sau, độ phèn cao.
 

2. Kỹ thuật trồng dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch

2.1. Thời vụ trồng dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch
  Vụ Đông Xuân cho năng suất rất cao, tuy vậy do ảnh hưởng của thời tiết bà con chú ý các biện pháp làm đất để tránh ngập úng cho cây.
 

2.2. Làm đất, bón phân trồng dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch

  Nên phơi ải 1 - 2 tuần lễ, làm đất tơi nhỏ, cuốc lỗ thành từng hàng, hàng cách hàng 60cm, lỗ cách lỗ 30 - 40cm, mật độ khoảng 55.000 cây/ha.
  Hột giống phơi nắng nhẹ rồi ngâm nước nóng 40 độ C trong vài giờ. Khi hột nứt nanh mới đem gieo.
  Các giống dưa leo hiện nay cho năng suất cao như SG 3.1, giống Trang Nông 20, 30... (Giống Trang Nông 30, thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 - 80 ngày, năng suất rất cao (>20 tấn/ha), nhưng nhược điểm vỏ trái có màu xanh trắng).

Quy trình kỹ thuật trồng dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch
 
2.3. Về phân bón cho 1 ha:
- Phân hữu cơ: 20 tấn.
- Ure: 150 kg.
- Super lân: 200 kg
- KCl: 200 kg (Phân muối ớt).
2.3.1. Cách bón phân dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch:
- Lần 1 (trước trồng):  Toàn bộ phân hữu cơ + 200 kg Super lân + 30kg Ure + 50kg Phân muối ớt.
 
- Lần 2 (khi cây có 5 lá): 40 kg Ure + 50 kg KCl
 
- Lần 3 (sau khi thu trái lần đầu): 40 kg Ure + 50 kg KCl
 
- Lần 4 (sau lầ 3 khoảng 15 ngày): 40 kg Ure + 50kg KCl
 
2.3.2. Cách chăm sóc dưa leo theo hướng sản xuất rau sạch: 
- Bấm đọt:
  Giống trái nhỏ thường cho trái trên thân chính thì không bấm đọt trên thân chính, mà chỉ bấm đọt ở nhánh khi nhánh dài 40 cm.
  Giống trái lớn cho trái ở nhánh thì bấm đọt ở thân chính khi thân dài 50cm, và để lại 3,4 nhánh khoẻ. Khi nhánh lên đỉnh giàn, bấm lại lần 2.
 
- Tưới nước
  Nếu trời không mưa đưa nước vào đầy rãnh, ngâm 3 - 4 giờ rồi tháo hết, 3 - 4 ngày sau khi rãnh khô ta làm giàn cho dây leo. Cắm giàn hình chữ X, dùng dây mềm treo ngọn dưa lên giàn làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trường.
  Cung cấp nước đầy đủ, khi thiếu nước, dưa sẽ bị đắng.
 
- Về phòng trừ sâu bệnh dưa leo:
  Dùng các chế phẩm sinh học hay thả thiên địch để diệt côn trùng gây hại.
  Nếu bị nặng, dùng các loại thuốc hoá học thực hiện theo loại thuốc và cách dùng của quy trình sản xuất rau an toàn, bảo đảm thời gian cách ly.
 
- Thu hoạch: 
  Sau khi đậu trái 7 - 10 ngày là thu hoạch. Thu buổi sáng, để chiều tưới. Thu khi bỏ có lớp phấn màu trắng.
 
KS. Nguyễn Thị Huệ






TIN TỨC KHÁC :