Nông nghiệp
Quy trình Kỹ thuật trồng thâm canh cà tím
Cà tím là một trong những cây trồng được đưa vào mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các xã nông thôn mới của thành phố. Cây cà tím phù hợp với vùng đất tại Củ Chi, Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hoạch trái kéo dài. Tuy nhiên để trồng cà tím đạt hiệu quả cao cần chú ý một số kỹ thuật canh tác
1. Chuẩn bị đất trồng cà tím
Bón voi và phân lót: trước khi cày bừa đất, rải đều cho 1 ha: 1 tấn vôi + 30 – 40 tấn phân hữu cơ hoai (hoặc 6 tấn phân gà) + 1 – 2 tấn Super lân. Vôi nên bón ít nhất 2 tuần trước khi trồng. Sau khí bón lót cày bừa đất thật kỹ (độ sâu lớp đất cày bừa ít nhất 30 cm).
Lên líp trồng và trải bạc: sau khi cày bưa xong, lên líp để chuẩn bị trồng. Líp cao ít nhất 30 cm. Mặt líp ít nhất 1 – 1,2 m ngang, rãnh nước giữa 2 líp khoảng 60 – 80 cm. Kích thước rãnh + líp: 1,8 m. Trải bạc.
Lắp đặt hệ thống tưới: trên mặt mỗi líp lắp đặt một đường ống nước mềm chạy dài suốt líp để đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây cà trong suốt mùa trồng. Mỗi đầu đường ống đều có một van đóng mở.
2. Kỹ thuật trồng và dặm cây con
Mật độ và khoảng cách trồng cây cà tím
- Khoảng cách giữ 2 cây: 55 cm.
- Khoảng cách giữ 2 hàng: 1,8 m.
- Mật độ trồng: khoảng 10.000 cây/ha
Cách trồng
- Khi cây ghép (phần ngọn) trong bầu có 7 – 8 lá, có thể đem trồng được.
- 2 – 3 ngày trước khi trồng, triệt để không tưới nước cho cây con trong bầu. Không được cắt cành nhánh cây con khi trồng.
- 1 ngày trước khi trồng, tưới nước cho đất.
- Khi trồng chú ý chỉnh thân cây nghiêng về một hướng. Chú ý khi trồng không làm rễ bị xây xát. Không nên đặt cây con quá sâu, tốt nhất là đặt cây con sao cho mặt đất trong bầu ngang với mặt đất bên ngoài.
Thời kỳ sau trồng
- Sau khi trồng tưới nước nhiều cho cây trong vòng 3 – 4 ngày đầu.
- 5 – 6 ngày sau khi trồng, tiến hành dặm những cây chết hoặc mọc kém để đảm bảo mật độ cây trồng.
- Cắm cọc đỡ cà sau cấy: dùng cọc khoảng 50 – 60 cm cắm cạnh cây cà và dùng dây cột giữ cây cà khỏi ngã.
Dựng chà le
Để làm giàn đỡ nhánh cà, chà le được cắm gốc ngay giữa líp và nghiêng qua hai bên, 2 cây chà le cách nhau 2 m. Sau đó giăng 2 tầng dây nylon đen theo hàng chà le.
3. Cách chăm sóc cây cà tím ngoài đồng
a) Liều lượng phân bón cho cây cà tím
Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
+ Vôi nông nghiệp: 1.000 kg
+ Phân hữu cơ: 30 tấn
+ Super lân: 1.000 kg
+ NPK (20-20-15): 1.100 kg
+ KCl: 100 kg
+ Ure: 100 kg
+ DAP: 50 kg
b) Cách bón cho cây cà tím
- Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, vôi, lân, 50 kg NPK và 50 kg KCl.
- Thúc lần 1: 10 ngày sau khi trồng, bón 150 kg NPK, 50 kg Ure (ngâm chan 50 kg DAP trong suốt quá trình).
- Thúc lần 2: 10 – 12 ngày sau khi thúc lần 1, bón 200 kg NPK, 50 kg Ure và 50 kg KCl.
- Thúc lần 3: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 2, bón 200 kg NPK
- Thúc lần 4: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 3, bón 200 kg NPK
- Thúc lần 5: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 4, bón 200 kg NPK
- Thúc lần 6: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 5, bón 100 kg NPK
Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây có thể chan thêm phân bón bổ sung.
c) Dẫn nhánh:
sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày, tiến hành dẫn nhánh chính bằng dây nhựa đen, mỗi dây dẫn 4 nhánh (2 nhánh mỗi bên 2 líp).
d) Tỉa và cắt cành:
2 tuần sau khi bắt đầu thu hoạch, tiến hành tỉa nhánh phụ, không tỉa nhánh chính, loại bỏ trái hư. Nhánh đã thu trái, chừa lại mầm tốt để tiếp tục lấy trái. Thông thường mỗi tuần tỉa một lần tùy theo cây rậm rạp nhiều hay ít. Khi cây cà tím cao khoảng 1,6 m, bấm đọt 4 nhánh chính để cho ra nhiều nhánh phụ để tăng lượng trái.
e) Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà tím:
sau khi trồng, chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau khi điều tra sinh vật hại định kỳ hàng tuần.
Sâu hại: trên cây cà tím thường xuất hiện các loại sâu hại như rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh, sâu đục đọt, sâu đục trái.
+ Rầy xanh, bọ trĩ: xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường tập trung ở mặt dưới lá, đọt non, chích hút nhựa làm cây khó phát triển. Có thể dùng các bậy vàng, bẫy xanh bám dính để phòng trừ, nếu mật độ cao có thể sử dụng thuốc Pyrinex 20 SC, Netoxin 18 SL.
+ Nhện đỏ: xuất hiện lúc cây đã lớn đến giai đoạn thu hoạch. Thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây khó phát triển, mất sức, năng suất giảm. Dùng thuốc Confidor 100 SL, Danitol 10 EC để phòng trừ.
+ Sâu xanh, sâu đục trái: xuất hiện mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Sâu cắn phá đọt lá non, bông và đục vào trái. Phun thuốc Regent 800 WG, Lexus 800WP.
Bệnh hại: một số bệnh thường xuất hiện trên cây cà tím như bệnh héo xanh, bệnh đốm lá, bệnh lở cổ rễ cây con, bệnh khảm virus.
+ Bệnh lở cổ rễ cây con: từ khi cây nẩy mầm. Nấm bệnh tấn công phần tiếp giáp giữa rễ và thân làm cây chết nhanh. Phun Validacin 3 L, Bendazol 50 WP, Thane M 80 WP.
+ Bệnh héo xanh: bệnh do vi khuẩn gây ra. Cây bệnh, lá mất màu nhẵn bóng, tái xanh, cụp xuống, ở giai đoạn cây con thì héo toàn cây, cây trưởng thành triệu chứng thường thể hiện ở lá ngọn trước, cũng có thể héo từng nhánh sau đó héo toàn cây. Ở 1 – 2 ngày đầu cây có thể phục hồi phục hồi lại được vào lúc trời mát hoặc về đêm nhưng 2 – 3 ngày sau lá héo không thể phục hồi lại được và toàn cây héo rũ rồi chết.
Luân canh cây trồng với các loài cây kháng bệnh, làm sạch cỏ dại, thoát nước tốt, trồng cây con khỏe mạnh và cây ghép trên những gốc ghép kháng bệnh là một trong những biện pháp kiểm soát bệnh quan trọng.
+ Bệnh đốm lá: xuất hiện giai đoạn cây lớn. Nâm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành hình bất định và lan rộng. Phun Bendazol 50 WP, Topsin M 700 WP.
+ Bệnh khảm virus: cây bị bệnh thường có ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xen kẽ, lá nhỏ dị hình, làm cho lá và ngoạn xoăn lại. Nếu cây bị bệnh giai đoạn đầu thì còi cọc, không phát triển và không ra trái. Nếu cây bị bệnh giai đoạn sau thì sinh trưởng giảm, trái nhỏ và khô nước, chất lượng kém và không tiêu thụ được. Côn trùng là tác nhân truyền bệnh từ cây này sang cây khác.
Thu hoạch cà tím: cây sau khi trồng khoảng 35 – 40 ngày có thể bắt đầu cho trái. Dùng tay để thu cà. Trái cà sau khi hái cần được vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát, hư dập.
Hình 1: Sâu đục trái |
Hình 2: Sâu đục đọt |
Hình 3: Rầy phấn trắng |
Hình 4: Rầy xanh |
Kỹ thuật trồng trọt hoa màu - Cục bảo vệ thực vật TPHCM
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó