Nông nghiệp
Quy trình quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa công nhận "Quy trình quản lý tính kháng thuốc bảo vệ thực vật của rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal), rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvath) hại lúa" là tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và PTNT (mã hiệu: TBKT 01-88: 2018/BNNPTNT) theo Quyết định số 1757/QĐ-BVTV-KH ngày 28/6/2018.
Ruộng lúa bị cháy rầy
Sau đây xin gửi đến quý bạn đọc nội dung tiến bộ kỹ thuật:
Quản lý tính kháng thuốc của rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal), rầy lưng trắng Sogatella furcifera (Horvath) hại cây lúa dựa trên nguyên tắc áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng họp (IPM) trên cây lúa cụ thể như sau:
1. Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ ven bờ ruộng và ở mương/máng dẫn nước tưới; tiêu hủy nhổ bỏ lúa chét, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, lúa cỏ,....
- Làm đất: Đất ruộng phải được cày, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng trước khi gieo, cấy.
- Giống: Sử dụng các giống lúa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ưu tiên các giống lúa có khả năng kháng/chống chịu rầy nâu, rầy lưng trắng.
- Phân bón: Phụ thuộc vào giống lúa, loại đất và giai đoạn sinh trưởng cây trồng. Không bón thừa đạm (dùng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh bón đủ lượng phân đạm). Không nên bón phân đạm quá cao trên 150 kg N/ha.
- Tưới nước: Quản lý nước theo quy trình tưới nước tiết kiệm.
- Thời vụ: Tuân thủ thời vụ theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Sử dụng bẫy đèn để dự báo thời điểm trưởng thành rầy vũ hóa rộ nhằm xác định thời điểm gieo, cấy lúa tập trung để né rầy.
2. Biện pháp sinh học
Bảo vệ kẻ thù tự nhiên (KTTN): Không sử dụng thuốc hóa học khi chưa cần thiết, trên bờ ruộng lúa nên trồng cây hoa có mật để thu hút, bảo vệ KTTN như bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis,nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata,nhện linh miêu Oxyopes javanus,nhện lùn Atypena formosana,bọ xít nước, ong ký sinh trứng rầy,...
3. Biện pháp hóa học
- Thời điểm phòng trừ:
Điều tra định kỳ diễn biến mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng để xác định thời điểm phòng trừ (điều tra 7 ngày/lần). Chú ý giai đoạn trước trỗ, nếu mật độ rầy đạt ngưỡng 1.000 con/m2 trở lên và giai đoạn sau trỗ mật độ rầy đạt ngưỡng 2.000 con/m2 trở lên thì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ. Ngưỡng mật độ này được áp dụng trong phòng trừ khi rầy cám là phổ biến (tuổi 1-3).
Trong điều kiện bình thường, tập trung phòng trừ rầy ở giai đoạn lúa đòng già, trỗ và chắc xanh, đỏ đuôi.
Trong trường hợp bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, lùn sọc đen có nguy cơ bùng phát mới cần phòng trừ rầy trên mạ, lúa giai đoạn trước làm đòng.
- Loại thuốc sử dụng:
Sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép dùng trên lúa. Ưu tiên các thuốc mà rầy nâu, rầy lưng trắng chưa biểu hiện tính kháng (Ri < 10; RR<3). Những thuốc hóa học mà rầy nâu, rầy lưng trắng đã biểu hiện tính kháng (Ri>10; RR>3) phải luân phiên với thuốc khác nhóm.
Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng luân phiên 1 trong các hoạt chất theo các công thức luân phiên sau:
Sulfoxaflor - Dinotefuran - Pymetrozine
Pymetrozine - Sulfoxaflor - Dinotefuran
Điều tiết sinh trưởng côn trùng - Dinotefuran - Sulfoxaflor
Nitenpyram - thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng - Sulfoxaflor
Emamectin benzoate - Dinotefuran - Sulfoxaflor
Hạn chế sử dụng thuốc thuộc các nhóm hoạt chất Imidacloprid, Fenobucarb, Fipronil và các thuốc có từ trên 2 hoạt chất.
Mỗi loại thuốc chỉ nên sử dụng 01 lần/01 vụ và tối đa không quá 3 vụ liên tục, sau đó phải chuyển sang sử dụng loại thuốc khác.
Khi lúa ở giai đoạn trước trỗ (đầu vụ) có thể sử dụng thuốc có cơ chế nội hấp. Lưu dẫn, gây ngán ăn, điều hoà sinh trưởng côn trùng (Pymetrozine, Buprofezin, Emamectin benzoate, Flonicamid, Sulfoxaflor,...). Khi lúa ở giai đoạn trỗ - chín (cuối vụ) cần sử dụng thuốc có cơ chế tác dụng tiếp xúc (Sulfoxaflor, Dinotefuran, Nitenpyram,...).
- Liều lượng, nồng độ:
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải phun đủ lượng nước thuốc quy định (400 - 600 lít/ha).
- Kỹ thuật phun thuốc:
Khi lúa tốt, trước khi phun rẽ lúa tạo các băng để có thể phun sát phần gốc của cây lúa nơi rầy cư trú và dâng nước cao 3-5 cm để tăng hiệu quả phòng trừ (nếu chủ động được nước). Sử dụng các loại bình bơm đạt tiêu chuẩn.
Sau phun thuốc 3 -7 ngày cần kiểm tra ruộng nếu mật độ rầy vẫn còn tăng lên cao thì phải phun lại mới đạt yêu cầu.
Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó