Nông nghiệp
Trồng cây cỏ ngọt
Giới thiệu đặc điểm, giá trị dinh dưỡng và công dụng của cây cỏ ngọt. Hướng dẫn phương pháp trồng cỏ ngọt hiệu quả: thời vụ trồng, đất trồng, làm cỏ, bón phân, chăm sóc, thu hoạch,...
Cây cỏ ngọt, còn gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc ngọt là loại cây bán nhiệt đới, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday nằm về phía Đông Bắc của xứ Panama (Nam Mỹ).
Cỏ ngọt không tạo năng lượng nên rất thích hợp để làm giảm cân có thể nói đây là một tin tốt lành cho những người mắc bệnh béo phì, ngoài ra chất ngọt chiết xuất từ cỏ ngọt còn không gây sâu răng, bảo vệ vệ sinh răng miệng, và cũng giúp vào việc làm lành các vết thương ngoài da; bổ tim, lợi tiểu, làm giảm áp huyết, và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường, cỏ ngọt trợ giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin.
Ở nước ta cỏ ngọt sinh trưởng quanh năm. Ở các tỉnh phía Bắc cỏ ngọt thường được trồng từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng để có thu hoạch cao ngay từ những năm đầu nên trồng vào tháng 4, tháng 5 dương lịch.
Tuy nhiên với điều kiện thời tiết, khí hậu ở Nghệ An thì nên trồng vào khoảng tháng 2, tháng 3. Cỏ ngọt sinh sản hữu tính (gieo hạt) và vô tính (dâm cành) là loại cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng không chịu được ngập úng, để có năng suất cao nhất nên giữ độ ẩm từ 70 - 80% độ ẩm đồng ruộng; là loại cây ưa đất chua có pH từ 4- 5 tuy nhiên cũng có thể trồng được ở đất có độ pH từ 6 - 7. Về đất trồng nên chọn đất thịt nhẹ, có cấu trúc tơi xốp, độ phì cao, tránh đất sét.
Trước khi trồng chú ý làm sạch cỏ, sử dụng các loại thuốc BVTV diệt trừ các loại mối mọt, sâu bệnh trong đất. Làm đất yêu cầu như đất rau, lên luống 30cm, mặt luống phẳng và thoát nước tốt. Cỏ ngọt là loại cây cho thu hoạch nhiều lứa trong năm, bởi vậy nó yêu cầu lượng dinh dưỡng khá lớn. Mặt khác sản phẩm thu hoạch là lá xanh nên bón phân nhiều sẽ cho thu hoạch cao. Tuy nhiên cần bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu bón quá nhiều đạm sẽ tăng dư lượng nitrat trong lá và làm giảm chất lượng sản phẩm. Lượng bón cho 100m2:
Lượng bón: Phân chuồng hoai mục: 150 - 200kg; Đạm: 5kg; Lân: 5 - 6kg; Kali: 2 - 3kg.
Cách bón: bón lót: Toàn bộ phân chuồng + lân, 1/2 đạm + 1/2 Kali. Bón thúc (6 tháng sau trồng): 1/2 đạm + 1/2 Kali. Tùy theo điều kiện đất đai từng vùng để bố trí khoảng cách sao cho phù hợp và thuận tiện cho việc chăm sóc.
Có thể trồng theo phương thức 2 hàng nanh sấu, hàng dọc, hàng ngang theo tỷ lệ 25 x 25cm hoặc 25 x 30cm; trồng dặm để không làm giảm mật độ và bấm ngọn khi đã hồi xanh (khoảng 8 - 12 ngày trồng) để kích thích chồi nách phát triển.
Nên tiến hành sớm đợt thu hái đầu tiên để kích thích rễ, thúc đẩy sự nảy mầm mới. Thu hoạch cần tiến hành ở giai đoạn hình thành nụ, không để cây ra hoa rồi mới thu hái vì như thế sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. Cỏ ngọt có thể cho thu hoạch 8 - 10 lứa/năm, sau trồng 35 - 40 ngày có thể thu hoạch lứa thứ nhất.
Thu hoạch phần non đem rửa sạch, nhặt sạch cỏ dại rồi phơi nắng hoặc sấy cho đến khi khô (sản phẩm dùng để uống). Sau khi phơi 1- 2 ngày thì tuốt lá, phơi, sấy thật khô rồi bảo quản bằng túi nilon, tránh hút ẩm.
Tại Nghệ An cây cỏ ngọt đã được trồng thử nghiệm tại xã Nghi Đồng - huyện Nghi Lộc. Trên thị trường cây cỏ ngọt có giá dao động từ 25.000 - 35.000đ/1kg lá khô, tuy nhiên cũng có lúc lên đến 50.000 - 60.000đ/1kg lá khô.
Có thể nói cỏ ngọt là một loại cây có rất nhiều tiềm năng và cũng là loại cây triển vọng thay thế đường hóa học trong tương lai. Việc cây cỏ ngọt đã có mặt tại Nghệ An sẽ hứa hẹn cho chúng ta thêm một loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân.
Trich nguồn: ./.
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó