Nông nghiệp

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc (Sclerotium rolfsii Sacc)

Ngày đăng: 2015-10-09 08:50:02


1. Đặc điểm nhận biết bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc

Cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạnh thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác. Nhổ cây rễ bị đứt gốc, trên gốc thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đậm, tia lan rộng ra mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn hình tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu hạt chè.

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc (Sclerotium rolfsii Sacc) Bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc (Sclerotium rolfsii Sacc)

2. Nguyên nhân gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng lạc

Do nấm Sclerotium rolfsii gây ra.

3. Đặc điểm phát sinh, gây hại

Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh nặng hơn. Trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục bệnh hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.

Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Nấm phá hại tia củ lạc trong đất làm tóp, thối củ, hạt mốc, mất sức nảy mầm hoặc khi gieo mầm mọc yếu, cây sẽ bị bệnh. Ở Giai đoạn ra hoa và quả non bệnh hại nặng hơn; vụ xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.

4. Biện pháp phòng, trừ

- Luân canh với lúa nước, các cây trồng khác để hạn chế nguồn bệnh ở đất. Bón phân hợp lý và cân đối. Đặc biệt ở vùng đất bạc màu cần bón nhiều vôi, dùng phân chuồng hoai mục để bón.

- Dùng hạt giống tốt, xử lý khô bằng TMTD 2kg/1 tấn hạt; Rovral 50 WP 2kg/1 tấn hạ

- Dùng thuốc phun vào gốc cây để chống bệnh héo rũ lạc do nấm như: Kasumin 2L (1,5-2l/ha); Topsin M-70WP (0,4-0,6kg/ha).

Nhổ bỏ cây bệnh khi mới chớm phát sinh, rắc vôi bột vào gốc trên mặt luống hoặc tưới nước vôi loãng 4% vào gốc để hạn chế các loại nấm gây bệnh. 

Phòng bệnh và trị bệnh Lạc, Đỗ Dậu

 






TIN TỨC KHÁC :