Nông nghiệp

Bệnh lùn xoắn lá

Ngày đăng: 2015-04-07 09:06:01


1. Giới thiệu :

Bệnh lùn xoắn lá đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1977 ở Cai Lậy Tiền Giang. Đến vụ Hè thu năm 1978 bệnh đã phát triển gây hại trên hầu khắp các tỉnh phía Nam. Bệnh lùn xoắn lá làm giảm năng suất nghiêm trọng do chiều cao cây, chiều dài lá và rễ bị giảm nhiều. Bông lúa trổ không thoát và tỷ lệ lép cao.

 

 

 

 

2. Triệu chứng bệnh

o    Cây lúa bị bệnh lùn lá còn xanh và bị xoắn, cây sinh trưởng chậm. Trên ruộng lúa phát triển không đều, mép lá có thể bị rách hình răng cưa gân lá có màu vàng lợt, trắng, hoặc nâu đậm.

 

o    Cây lúa trổ muộn và trổ không thoát, có trường hợp bong lúa bị quăn và đâm xuyên qua bẹ lá. Ở cây lúa bệnh thường có mọc nhiều chồi trên đốt thân. Bông lúa ngắn và tỷ lệ lép cao. Các nhánh con đều là nhánh vô hiệu.

 

3. Tác nhân gây hại:


o    Bệnh lùn xoắn lá do virus gây ra, rầy nâu là môi giới truyền và lây lan virus vào cây lúa do chích hút.

 

o    Virus có dạng hình khối cầu, thường tập trung ở những phần non trên cây vì vậy các dảnh cấp 2 và 3 bị nặng hơn dảnh cấp.

 

o    Bệnh không lây qua hạt cũng như các biện pháp cơ giới.

 

o    Rầy nâu ở tuổi 4 – 5 truyền bệnh mạnh nhất, sau khi đã chích hút ở cây lúa bệnh 2 – 5 ngày, chỉ sau 5 phút chích hút là rầy nâu có thể truyền được bệnh sang cây lúa khỏe.

 

o    Khi bị truyền virus 5 – 32 ngày sau cây lúa có biểu hiện bệnh. Sau khi virus có trong cơ thể rầy nâu sẽ tồn tại trong con rầy cho tới cuối đời của con rầy.

 

o    Virus lùn xoắn lá còn gây hại và tồn tại trên cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng. Bệnh gây hại quanh năm khi có cây lúa, tuy nhiên thời gian có nhiệt độ từ 25 – 26 0C là thích hợp nhất cho bệnh phát triển.

 

o    Trên ruộng lúa bón nhiều đạm bị bệnh nặng hơn. Phân đạm là nhân tố ảnh hưởng cả đến bệnh và côn trùng truyền bệnh. Nhìn chung khi bón bất kỳ loại phân nào cũng đều làm tăng mức độ bệnh.

 

4. Biện pháp phòng trừ:

 

o    Không có thuốc hóa học đặc trị bệnh lùn xoắn lá cho nên phải tuân theo hướng dẫn sau:

 

o    Sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu.

 

o    Khi bệnh mới xuất hiện cần nhổ bỏ để tránh lây lan.

 

o    Vệ sinh đồng ruộng, cày ải diệt lúa chét vì là nguồn bệnh cho vụ sau.

 

o    Thời vụ sạ đồng loạt cây lúa sinh trưởng đồng đều hạn chế sự di chuyển của côn trùng môi giới.

 

o    Bố trí sản xuất luân canh hai lúa một màu.

 

o    Phân bón cân đối hợp lý.

 

o    Dùng các biện pháp hoá học phòng trị rầy nâu như applaud, Bassa, Mipcin. Áp dụng tiêu chuẩn 4 đúng trong bảo vệ thực vật.

Trung tâm thông tin tư liệu






TIN TỨC KHÁC :