Nông nghiệp
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại mía
Cây mía tuy dễ trồng nhưng nếu không chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tốt sẽ cho năng suất, chất lượng không cao. Để cây mía ít sâu bệnh cho năng suất cao, nông dân chú ý phòng các loại sâu bệnh.
Bọ trĩ hại mía
1- Phát sinh và gây hại Bọ trĩ hại mía:
Bọ trĩ ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá bị hại nặng có màu vàng hoặc đỏ và không xòe ra được rổi khô chết.
Bọ trĩ phát sinh mạnh vào thời kỳ khô hạn và do khô hạn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của mía như lá ngọn tỏa ra chậm thì càng lợi cho bọ trĩ gây hại.
2- Phòng trừ Bọ trĩ hại mía:
Tăng cường chăm sóc để cây phát triển tốt.
3- Tên thuốc:
Dùng thuốc Ofatox 400EC, Sumithion 50EC, Supracid 40ND hoặc Bassa 50 EC pha với nước nồng độ 0,1- 0,15% để phun, mỗi hecta dùng 1-1,5 lít.
Bọ hung đen hại gốc mía
Bọ hung trưởng thành và sâu non thường gặm rễ non và phần thân ngầm sát hoặc dưới mặt đất. Cây bị hại có hiện tượng héo nõn hoặc héo khô toàn cây (nhất là lúc trời khô hạn), dẫn đến tình trạng khuyết cây nghiêm trọng, đồng thời ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ nhánh của cây, nhất là trồng mía lưu gốc.
Tập quán sinh sống và quy luật gây hại:
Bọ hung đen trưởng thành thích hợp với ánh sáng yếu, bò nhiều ít bay. Bọ trưởng thành đẻ trứng vòng quanh gốc mía. Trứng qua 15 ngày có thể nở ra sâu non. Sâu non lột xác 2 lần. Tuổi 1, tuổi 2 khoảng 4-5 ngày; tuổi 3 trên dưới 150 ngày. Suốt đời sâu non sống dưới đất gặm rễ và thân ngầm. Sâu non đẫy sứa hoá nhộng ở trong đất và qua 20 ngày thì hoá trưởng thành. Bọ trưởng thành gặm phá gốc thân mía khá mạnh, ban ngày thường nằm ngay trong các hốc lõm ở gốc thân mía.
Bọ hung đen thường xuất hiện rộ phá hại mía trong thời kỳ mía đẻ nhánh, tháng 3-4. Khi mía đã lớn, từ tháng 6 trở đi, ít bị bọ trưởng thành phá hại.
Mức độ phát sinh gây hại của bọ hung đen đục gốc mía có liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh.
- Thời tiết: Năm nào trong tháng 3, tháng 4 ấm áp, có mưa sớm thì bọ trưởng thành xuất hiện sớm và có thể gây hại nặng.
- Thời vụ: Mía tơ vụ xuân thường ít bị nặng hơn so với mía vụ thu.
- Mía đề lưu gốc: là nơi tích luỹ nhiều sâu hại mía nói chung và bọ hung hại mía nói riêng. Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, sâu non tuổi 3 thường cư trú và gây hại nặng đối với những ruộng mía này.
- Thiên địch: Bọ hung trưởng thành có thể bị loại nấm Metarrinirum anisopliae ký sinh, hạn chế một phần sự phát sinh.
- Biện pháp phòng trừ tổng hợp
Bằng biện pháp canh tác: Mía vụ đông xuân cần trồng đúng thời vụ, không nên kéo dài thời gian trồng. Có thể thực hiện chế độ luân canh đối với một số cây trồng khác họ như: đay, đậu đỗ, rau. Đặc biệt luân canh mía với cây trồng nước như lúa, rau thì giảm đáng kể mức độ hại của bọ hung.
- Kỹ thuật làm đất: Đối với mía tơ cần cày đất sâu, vun luống, làm cỏ kết hợp với bắt sâu non dưới gốc, trong hom mía.
- Tưới nước: Nếu chủ động tưới nước có thể tưới ngập 20-30 phút làm bọ hung ngoi lên và vớt bắt. Hoặc đối với những ruộng mía thu hoạch xong có thể ngâm lâu 5-6 ngày để tiêu diệt sâu non.
- Biện pháp thủ công: Bọ trưởng thành xuất hiện rộ vào tháng 4-5-6, có thể huy động nhân lực đi bắt.
- Biện pháp hoá học: Dùng một trong các loại thuốc hóa học sau: Basudin 10H; BAM 10G; Regen 3G; Padan 5G; Sago Super 3G, với lượng 30-40kg/ha. Rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp đất dày 2-3cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc, cách gốc 5cm đối với mía lưu gốc. Rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh, sau vun luống để trừ sâu non.
Rệp bông trắng
Phát sinh và gây hại: Rệp phát sinh và gây hại suốt cả năm, nhưng mạnh nhất vào tháng 9-11. Rệp trưởng thành có cánh sống 7-10 ngày, rệp con 30-40 ngày; rệp trưởng thành không cánh sống được 30-60 ngày, rệp con 15-30 ngày.
Rệp con mới đẻ tra đã có thể bò đi và tụ tập dọc hai bên lá mía và chích hút chất dịch trong lá mía. Rệp thải ra những giọt mật, tạo điều kiện cho bệnh muội đen phát triển.
Cây mía bị rệp bông trắng gây hại sinh trưởng kém, độ đường giảm, bị hại nặng trữ đường không còn đáng kể. Hom giống lấy từ ruộng mía bị rệp bông trắng mầm mọc kém và yếu, mía gốc mọc chậm, mất khoáng nhiều.
Phòng trừ:
Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy có rệp tổ chức trừ diệt dứt điểm ngay không để lây lan.
Bón đạm sớm, cân đối N, P, K.
Làm sạch cỏ, bóc và cắt lá già để ruộng mía thông thoáng.
Tên thuốc:
Dùng thuốc: Trebon 10EC, Supracid 40EC, Bi58 40%, Ofatox 400EC,...pha với nước nồng độ 0,1- 015%, mỗi hecta 1- 1,5 lít thuốc. Do mình rệp phủ lớp xơ trắng và chạm thuốc rệp rơi xuống đất mà chưa chết hẳn, vì thế phải phun thuốc ướt đẫm khắp mặt lá, phun thật kỹ, tập trung những nơi có ổ rệp.
Bệnh gỉ sắt ở mía
1.Triệu chứng bệnh gỉ sắt:
Bệnh hại tập trung trên lá bánh tẻ và lá già. Trên lá: bệnh bắt đầu phát sinh từ ngoài và phát triển dần vào trong.
Bệnh phát sinh ở cả 2 mặt lá, đầu tiên là những đốm dài nhỏ màu vàng trong, về sau vết bệnh có dạng hình trụ, màu nâu quýt. Các đốm nhỏ liên kết với nhau thành đám lớn và làm cho lá chết khô sớm. Mặt lá bị bệnh sờ tay thấy gồ ghề và dính bột màu vàng.
2. Phòng trừ mía:
Bón đủ phân, cân đối; chăm sóc kịp thời để mía tốt đều tăng sức chống bệnh.
Trồng giống kháng bệnh.
3. Tên thuốc:
Dùng thuốc Tilt 250ND lượng 1-1,5 lít/ha.
Bệnh đốm vòng
1. Triệu chứng bệnh:
Bệnh hại trên lá già ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây mía. Bệnh xuất hiện đầu tiên là những chấm hình thoi hoặc hình bầu dục.
Kích thước từ 2-3 ´ 5-10mm; mầu xanh thẫm, màu nâu sau chuyển sang màu đỏ nâu, bệnh phát triển mạnh có viền vàng bao quanh. Vết bệnh phân bố không quy tắc, phát triển dần và hợp thành từng đám lớn, giữa vết bệnh khô chết và có nhiều chấm đen. Bệnh rất phổ biến nhưng chỉ hại lá già.
2. Phòng trừ:
Chọn giống kháng bệnh.
Bệnh thối đỏ thân
1. Triệu chứng bệnh:
Bệnh hại chủ yếu ở mía cây đã lớn. Triệu chứng điển hình là khi chẻ dọc thân cây mía thì có các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn và có mùi rượu.
Số lượng không đều, có khi liên tiếp mấy đốt hình dáng giống như con thoi, về sau vệt đỏ phát triển mạnh, cả đốt biết thành màu đỏ thẫm. Vết bệnh phân tán dọc theo cây và sản sinh những bó sợi nấm màu đen, khi bị nặng nhìn bên ngoài thấy dóng mía màu đỏ vàng và hơi lõm xuống. Giữa các đốm bệnh đỏ có các đốm ngang màu trắng.
2. Phòng trừ:
Trồng giống kháng bệnh.
Trừ sâu đục thân mía là biện pháp hữu hiệu.
3. Tên thuốc:
Dùng thuốc Score 250ND pha với nước nồng độ 0,1-0,15, phun 1-1,5lít.
Bệnh than (đen đốt)
1. Triệu chứng :
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là lá đọt cây mía biến dạng thành dạng roi cong xuống, có trường hợp dài tới hàng mét.
Biểu hiện đầu tiên là bên ngoài phủ 1 lớp màng mỏng màu trắng, sau đó chuyển sang màu đen do được phủ bằng vô vàn bào tử dạng bột. Cây mía bị bệnh hoàn toàn mất khả năng tạo dóng và ở gốc đẻ nhiều nhánh nhỏ, song mầm nhánh hầu hết bị bệnh.
2. Phòng trừ:
Trồng giống kháng bênh.
Kịp thời nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh; ruộng mía bị hại nặng không nên để lưu gốc. Ruộng mía bị bệnh nặng nên luân canh với cây họ đậu 1-2 năm. Không lấy hom giống ở ruộng mía bị bệnh nặng.
3. Tên thuốc:
Dùng thuốc Tilt 250ND pha với nước nồng độ 0,2%, nhúng hom mía 5 phút trước khi trồng.
Cây giống hoa màu
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó