Nông nghiệp
Cơ chế đối kháng của nấm Chaetomium
CƠ CHẾ ĐỐI KHÁNG CỦA NẤM CHAETOMIUM TRONG CHẾ PHẨM CNX-CN
1. Sản sinh ra kháng sinh
Chaetomium được biết đến là một loại nấm có khả năng tổng hợp một số hợp chất kháng sinh. Cho tới nay, 4 hoạt chất kháng sinh đã được xác định từ nấm Chaetomium (Hình 2) (Kaewchai et al., 2009; Soytong et al., 2001). Các hoạt chất này bao gồm:
Chaetoglobusin C: có khả năng ức chế sinh trưởng của một số nấm gây bệnh cây như Colletotrichum gloeosporioides, Col. dematium, Fusarium oxysporum, Phytophthora palmivora, P. parasitica, P. cactorum, Pyricularia oryzae, Rhizoctonia solani and Sclerotium rolfsii (Soytong et al., 2001).
Chaetoviridins A và B: có khả năng ức chế sinh trưởng một số nấm như Pyricularia oryzae, Pythium ultimum (Park et al., 2005)
Rotiorinols do nấm C. cupreum tạo ra có khả năng ức chế sinh trưởng của nhiều tác nhân gây bệnh gồm cả nấm và vi khuẩn (Kanokmedhakul et al., 2006)
Hình 2. Một số chất kháng sinh của Chaetomium có hoạt tính ức chế nấm gây bệnh (Kaewchai et al., 2009)
2. Ký sinh (mycoparasism)
Ký sinh trực tiếp là khả năng của vi sinh vật đối kháng sử dụng các enzymes của chúng để tấn công tác nhân gây bệnh. Chaetomium là nhóm nấm có hệ enzyme ngoại bào phong phú. Chúng có khả năng tạo các enzyme cellulases, chitinases và b-1,3-glucanases. Các enzyme này giúp Chaetomium có thể phân hủy vách tế bào nấm thật (fungi) được cấu tạo bởi chitin (là các chuỗi N-acetyl-D-glucosamine không phân nhánh) và β-1,3-glucan hay vách tế bào của nấm trứng (Phytophthora, Pythium), được cấu tạo bởi cellulose và glucan (Cao et al., 2009; Gao et al., 2005a; Gao et al., 2005b; Kaewchai et al., 2009; Sun et al., 2006; Ya-fen & Jin-jie, 2005).
3. Kích thích sinh trưởng phát triển của cây thông qua cải thiện chất lượng đất
Người ta nhận thấy rằng, thực tế khi xử lý chế phẩm sinh học được sản xuất từ các chủng nấm Chaetomium , cây sinh trưởng phát triển mạnh và cho năng suất, chất lượng cao hơn, cả trong điều kiện nhà kính và ngoài đồng ruộng. Chaetomium được biết có khả nảng sản sinh một lượng cơ chất ergosterol khá lớn. Chính ergosterol là một nhóm hợp chất chuyển hóa có nguồn gốc từ nấm có khả năng cải tạo đất làm cho đất thêm màu mỡ, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện cấu trúc đất, kích thích sự phát triển của cây (Eash et al., 1994). Hàm lượng ergosterol là một chỉ thị sinh học quan trọng về chất lượng đất (Martinez-Salgado et al., 2010)
4. Tăng sức đề kháng của cây
Một cơ chế nữa cũng phải kể đến là hợp chất Chaetoglobosin C do Chaetomium globosum sản sinh ra có khả năng kích thích cây hình thành tính kháng tạo được (IR, Iduced Resistance) của cây. Các thí nghiệm đã cho thấy Chaetomium cảm ứng hình thành các lớp oxy hoạt hóa (ROS, reactive oxygen classes) – là các phân tử dẫn truyền tín hiệu để cảm ứng tại thành tính kháng tập nhiễm trên cây cà rốt, khoai tây, khoai lang, thuốc lá (Kanokmedhakul et al., 2002; Soytong et al., 2001).
Trích nguồn: CNX

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó