Nông nghiệp
Phòng trừ các bệnh thối rễ và thân có nguồn gốc từ đất trên cây rau màu
Vi sinh vật là một thành phần không thể thiếu trong hệ sinh thái đất. Nhờ có vi sinh vật mà các chất hữu cơ được phân giải và chuyển hóa thành dinh dưỡng nuôi cây. Tuy nhiên, trong môi trường đất tồn tại cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại, vi sinh vật có hại bao gồm các loại nấm, vi khuẩn, tuyến trùng... gây nên các bệnh trên cây trồng. Cácbệnh có nguồn gốc từ đất gây ra các triệu chứng không điển hình như còi cọc, vàng lá, héo và chết cây. Các bệnh này rất khó chẩn đoán và thường rất khó trị. Do đó, việc hiểu được những đặc điểm, phương thức gây hại của nhóm nấm gây bệnh trong đất sẽ giúp đưa ra được những biện pháp phòng trừ thích hợp và có hiệu quả cao nhằm hạn chế đáng kể những thiệt hại do nấm trong đất gây ra trên cây rau.
1. Nấm
Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng. Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây. Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25-280C, nhiệt độ thấp nhất là 5-100C, cao nhất là 350C. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6-6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm.
Các loại nấm gây bệnh thường gặp là: Sclerotinia, Sclerotium: Lây bệnh vào thân cây. Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia: Lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp. Sclerotium, Rhizoctonia: Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng.Fusarium: Dịch bào tử (có hoặc không gây vết thương cơ giới).
2. Vi khuẩn
Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hoặc vết chích của côn trùng ở rễ, thân. Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyển theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24-380C.
Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở Việt Nam bao gồm: các chi Ralstonia, Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia.
3. Tuyến trùng
Tuyến trùng gây bệnh hại cây là một loài dịch hại có phổ ký chủ rộng (cây công nghiệp, lương thực, rau, hoa...). Chúng là giun tròn, giun kim hay giun lươn sống trong đất, dưới đáy sông, hồ... Tuyến trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải quan sát chúng được thông qua kính hiển vi (kích thước chỉ từ 0,5-2 mm). Chúng sống và di chuyển qua mô tế bào cây trồng, chích hút, bơm các độc tố vào rễ cây làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo nên các khối u sần hoặc bị hoại tử khiến cho khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây bị giảm, cây sinh trưởng kém vàng lá và chết. Triệu chứng này nặng hơn khi kết hợp với nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập qua vết thương trên rễ do tuyến trùng gây ra. Tuyến trùng tồn tại và sinh trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Độ ẩm đất trồng, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ pH và oxy trong đất... Tuyến trùng khó có thể tồn tại ở đất khô nhưng có thể sống được trong đất có độ ẩm 100% (loài Meloidogyne). Nếu rễ cây phát triển mạnh thì tuyến trùng có mật độ cao và ngược lại; đất có kết cấu sét nhiều thì tỷ lệ tuyến trùng ít hơn đất cát; đất có pH thấp (đất chua) mật độ tuyến trùng nhiều.
Các loại tuyến trùng thường gặp: Tuyến trùng nội ký sinh khi chui vào bộ phận của rễ để gây hại chúng tạo thành các nốt u sưng bướu như nốt sần họ đậu, điển hình là giống Meloydogyne sp. Tuyến trùng nội ngoại ký sinh chích vào rễ gây sát thương bộ rễ làm cho các loại nấm xâm nhập và gây hại điển hình là giống Pratylenchus sp. Tuyến trùng Tylenchus sp. là loài tuyến trùng ngoại ký sinh, gây hiện tượng thối rễ hồ tiêu.
4. Các biện pháp phòng trừ bệnh thối rễ và thân trên cây rau màu
Đối với bệnh gây hại trên cây trồng do nấm, vi khuẩn, tuyến trùng trong đất gây ra thì phòng bệnh là chính, khi cây đã bị bệnh gây hại thì các biện pháp tác động vào cây trồng hiệu quả đem lại không cao. Do đó để phòng bệnh tốt bà con cần thực hiện các khâu sau:
Biện pháp canh tác:
Sau thu hoạch hoặc trước khi canh tác cần thu dọn, tiêu hủy tàn dư thực vật và làm sạch cỏ dại vì đây là nguồn lưu tồn và lây lan quan trọng nhất. Thu nhổ và tiêu hủy các cây rau đã biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh.
Làm đất:
Đất trồng rau phải thoát nước tốt, đất tơi và xốp. Khi đất quá ẩm, đào rãnh quanh luống rau để nước thoát xuống mương. Biện pháp này sẽ giúp làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây khác trong vườn rau. Trong mùa mưa nếu lứa rau trước đó đã nhiễm bệnh trước khi gieo trồng từ 15-20 ngày nên đặt những tấm nhựa lên đất sau đó bón vôi vào đất và cuốc lật phơi đất thêm vài ngày để ánh sáng sẽ làm nóng đất và nhiệt độ cao sẽ giết chết nhiều vi sinh vật trong đó có cả những tác nhân gây bệnh ở tầng đất bề mặt.
Về giống: Luân canh cây trồng khác họ. Sử dụng giống kháng, không dùng hạt giống có mầm bệnh (lấy ở ruộng có cây bị bệnh). Xử lý hạt giống bằng nước nóng 500C trong 25 phút.
Mật độ trồng: vừa phải không quá dày để tránh bớt ẩm độ khi lá giao tán.
Phân bón:
Nên bón lót phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ hoai cho rau. Sử dụng cân đối NPK, không bón nhiều phân đạm cho rau. Ngưng bón phân đạm khi bệnh đang phát triển. Bón vôi trước khi trồng và xử lý đất trước khi xuống giống bằng các loại thuốc gốc đồng. Dùng phân hữu cơ hoai mục, có nhiều vi sinh vật đối kháng làm hạn chế nguồn bệnh. Bón phân cân đối hợp lý, tránh bón đạm quá nhiều.
Biện pháp cơ giới vật lý:
Nhổ bỏ cây bị bệnh kịp thời, phải hạn chế tưới nước, tránh bệnh lây lan trên ruộng. Tránh gây tổn thương rễ trong quá trình trồng trọt, chăm sóc. Khử trùng các dụng cụ lao động để giảm thiểu nguồn bệnh lây lan từ cây này sang cây khác.
Biện pháp sinh học:
Sử dụng các chế phẩm từ nấm Trichoderma bón vào đất trước khi trồng.
Biện pháp hóa học:
Biện pháp hóa học thường có hiệu quả thấp do tác nhân gây bệnh tồn tại chủ yếu trong đất, xâm nhiễm gây hại ở bộ phận rễ, cổ rễ thân sát mặt đất. Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh hại nặng có thể dùng một số loại thuốc phun để tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế bệnh lây lan như: Rovral, Ridomil MZ, Viroval, Hạt vàng, Carbendazim, Benlat... (dùng đối với bệnh do nấm Sclerotium rolfsii); Aliette, Ridomil, Phosacide... (dùng đối với bệnh do nấm Phytophthora capsici); Streptomycine 50-200ppm, Kasamin, Starner... (dùng đối với bệnh do vi khuẩn); Tervigo 020SC + Ridomil Gold 68WG, Agri-fos 400,… (đối với bệnh do tuyến trùng).
Theo Thu Hằng - TTKN Lâm Đồng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó