Nông nghiệp

Phòng trừ sâu bệnh gây hại ớt trong mùa mưa

Ngày đăng: 2016-08-19 15:09:30


Bệnh thán thư lây lan mạnh vào mùa mưa, vì bào tử của nấm từ cây bệnh nhờ nước mưa phát tán khắp nơi. Bào tử nấm phát triển thuận lợi và dễ dàng xâm nhiễm vào trái ớt trong điều kiện ẩm độ từ 80 – 100 % và nhiệt độ từ 25 – 300C. Trồng dày, bón thừa đạm cũng là điều kiện tốt cho nấm bệnh phát triển mạnh. 

 

Bệnh thán thư: 

Còn gọi là bệnh đốm trái, nổ trái. Đây là bệnh rất phổ biến trên ớt trong mùa mưa. Bệnh do nấm Colletotrichum capsici gây ra. Chúng xuất hiện và gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm.

Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%. Bệnh thường gây hại từ trái già đến trái chín. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả trái non. Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt,sau đó lớn dần có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có bào tử nấm là những chấm nhỏ li ti màu vàng.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại ớt trong mùa mưa, cung cap giong ot chong chui mua mua, bán giống ớt mới Phòng trừ sâu bệnh gây hại ớt trong mùa mưa, cung cap giong ot chong chui mua mua, bán giống ớt mới

 

Biện pháp phòng trừ bệnh gây hại ớt trong mùa mưa

- Trước khi trồng cần thu gom cây, trái ớt bị nhiễm của vụ trước, đem tiêu hủy để tránh nguồn bệnh lây lan cho vụ sau.

- Chọn giống sạch bệnh hoặc xử lý hạt giống bằng KMnO4 (0,1%) trong 1 giờ hoặc xử lý nước nóng 520C trong 2 giờ.

- Tránh trồng dày vì sẽ tạo ẩm độ cao trong tán cây ớt là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.

- Sử dụng phân bón hợp lý, tránh bón thừa phân đạm.

- Không tưới nước lên lá nhất là vào buổi chiều mát vì làm ẩm độ trên ruộng tăng cao, cây ớt dễ bị nhiễm bệnh. Mặt khác khi ruộng ớt bị bệnh việc tưới nước lên cây sẽ làm bệnh lan nhanh. Để hạn chế bệnh phát triển không để nước đọng trên mặt liếp, nên tưới thấm.

- Khi ruộng bị nhiễm bệnh nên hạn chế lội vào ruộng nhất là vào buổi sáng sớm khi lá ớt còn ướt sương, nhằm tránh bệnh lây lan nhanh.

- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau Copper B75WP, Benlate 50WP, Mancozeb 80WP, Antracol 70WP, Nativo 750WG.

Chú ý: Trong mùa mưa nên pha thêm chất bám dính vào thuốc khi phun xịt. Để phun thuốc có hiệu quả trước phun nên ngắt bỏ, thu gom những trái bệnh.

 

Ruồi đục trái ớt: 

Tên khoa học: Bactrocera cucurbitae, thuộc họ ruồi đục quả Trypetidae, bộ Diptera. Đây là một trong những loài dịch hại rất quan trọng cho cây ớt. Ruồi cái dùng bộ phận đẻ trứng đục vào vỏ trái đẻ trứng thành chùm (5-10 trứng) bên trong vỏ trái, trứng nở ra ấu trùng dạng dòi ăn phá làm cho trái bị hư thối, rụng đi. Khi sắp hóa nhộng, dòi đục vỏ trái chui ra buông mình xuống đất, làm nhộng dưới mặt đất. Mùa mưa, dòi làm nhộng ngay bên trong trái.

Triệu chứng: Trái màu vàng úa, mềm. Bẻ ra bên trong, trái có dòi màu trắng ngà hoặc vàng nhạt.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại ớt trong mùa mưa, cung cap giong ot chong chui mua mua, bán giống ớt mới Phòng trừ sâu bệnh gây hại ớt trong mùa mưa, cung cap giong ot chong chui mua mua, bán giống ớt mới

 

Biện pháp quản lý ruồi đục trái ớt:

- Thường xuyên vệ sinh ruộng trồng ớt, thu gom và tiêu hủy các trái ớt bị dòi gây hại.

- Cắt tỉa những cành, nhánh không cần thiết nhằm tạo cho vườn luôn thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế nơi trú ngụ của ruồi.

- Phun thuốc sớm khi ruồi mới phát sinh gây hại bằng các thuốc Trigard 100SL, Malate 73EC…


Theo Nguyễn Lê Kim Ngân / Chi cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang





TIN TỨC KHÁC :