Nông nghiệp
Quản lý bệnh hại trên Rau Mầm
Hiện nay, rau mầm đã và đang trở thành loại rau được khuyến khích sản xuất trong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rất phù hợp với xu hướng tiêu thụ thực phẩm trên thị trường.
Rau mầm là rau được trồng rất ngắn ngày (5 – 7 ngày), an toàn và bổ dưỡng vì chứa nhiều vitamin E, C và B… Các loại rau mầm thường dùng như cải củ, rau muống, cải tùa xại, cải bẹ xanh, cải tần ô, hành tây… vì có mùi vị cay, nồng đặc trưng cho từng loại rau, kích thích ăn ngon miệng. Hạt mầm được ủ và nuôi trong nhà được ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng nên không dùng thuốc trừ sâu. Tất cả các hạt rau đều chứa đầy đủ các chất bổ dưỡng cần thiết để nuôi mầm trong thời kỳ tăng trưởng của mầm, nên trong quá trình trồng không cần phải sử dụng nhiều phân hóa học. Như vậy hàm lượng độc tố từ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không có (đối với hạt không sử dụng thuốc bảo quản). Nói theo cách khác – rau mầm là rau sạch, đang được mọi người xem như là một thực phẩm tối ưu. Nhiều tài liệu đã đề cập đến rau mầm có khả năng tăng kháng thể, chống lão hóa, gây hưng phấn và giữ gìn sắc đẹp.
Do rau mầm được trồng trong điều kiện nhiệt độ > 28 0C và ẩm độ > 80 %, đặt nơi ánh sáng dịu không bị ánh nắng rọi trực tiếp. Với điều kiện ẩm độ cao và ít ánh sáng là một trong những điều kiện dễ cho nấm bệnh phát triển, chủ yếu là các nấm có nguồn gốc trong đất gây hại. Chúng gây bệnh cho rễ và các phần của cây trồng tiếp xúc vớí đất. Vì vậy cây bệnh chỉ được phát hiện thấy khi các bộ phận trên bề mặt giá thể có những biểu hiện như cây héo vàng, đổ rạp, thối gốc.
1. Điều kiện phát sinh phát triển:
Nhiệt độ, hàm lượng nước trong đất và độ pH là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và bảo tồn của nấm. Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25 – 28 0C, nhiết độ thấp nhất là 5 – 10 0C, cáo nhất là 35 0C. Vì vậy hầu hết các loại nấm không thể phát triển trong cơ thể con người, pH thích hợp nhất cho nấm là 6 – 6,5. Điều kiện lạnh khô thích hợp cho nấm bảo tồn hơn là điều kiện nóng ẩm.
Nấm gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm trên giá thể
2. Triệu chứng bệnh do nấm gây ra:
Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Vì vậy mà các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
Các bệnh thường xuất hiện trên rau mầm như:
a. Thối rễ
Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Cylindrocladium, Armillaria và nhiều loại khác. Bệnh này gây thối toàn bộ hệ thống rễ hoặc có loài gây hại các rễ chính… Triệu chứng biểu hiện trên mặt đất là các hiện tượng héo, lá chết và rụng xuống, khi bị bệnh nặng gây chết toàn cây.
b.Thối thân, lỡ cổ rễ, thối nhũn
Nấm gây bệnh: Phytophthora, Sclerotium, Rhizoctonia, Scleortinia, Fusarium, Aspegillus niger. Triệu chứng điển hình của những loại bệnh này là gây thối phần gốc thân sát mặt đất. Khi gốc thối dẫn đến hiện tượng héo vàng, rụng lá và chết toàn cây. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm.
c. Lỡ cổ rễ và chết rạp cây con
Nấm gây bệnh: Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, Sclerotium rolfsii, Fusarium spp. Những nấm này có thể xâm nhiễm vào hạt và cây con trong suốt thời gian nảy mầm của cây. Điều kiện thích hợp cho hạt nảy mầm cũng là điều kiện thích hợp cho nấm phát triển và gây bệnh như nơi râm mát, khô hay đất ẩm, bề mặt đất mặt chặt là những điều kiện cho nấm gây hại nặng.
d. Thối nhũn
Do vi khuẩn: Erwinia carotovora mô bệnh có mùi hôi khó chịu, phần lá của cây bị héo rũ, cụp xuống để lộ rõ gốc và thối nhanh chóng. Trên mô bệnh và thân cây dính dịch vi khuẩn màu vàng xám.
3. Biện pháp hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh
- Khay trồng sau thu hoạch phải vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng để diệt mầm bệnh..
- Mua hạt giống chuyên dùng trồng rau mầm của các công ty có uy tín (không có thuốc bảo quản). Trong qúa trình ngâm ủ hạt giống nên sử dụng nước ấm (54 0C), loại bỏ các hạt lép, tạo chất và sạch bệnh..
- Nước dùng để phun cho rau mầm phải là nước sạch, nước qua xử lý. Không sử dụng nguồn nước kênh mương, nguồn nước có nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều chỉnh ánh sáng, lượng nước tưới để tạo ẩm độ thích hợp.
- Giá thể trồng rau mầm phải là loại đất trồng sạch, không chứa các thành phần hóa học có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Giá thể không nên trồng nhiều lần. Sau mỗi lần trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết rễ còn sót, đem phơi nắng.
- Ngoài ra bà con có thể sử dụng một số thuốc BVTV để xử lý giá thể để trừ nấm bệnh như: Vivadamy 3 DD, Vi-ĐK Trichoderma và xử lý trước khi gieo hạt từ 5 – 10 ngày.
Theo Thế giới rau mầm
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó