Nông nghiệp
Sâu xanh da láng hại lạc và cách phòng trừ
Giới thiệu đặc điểm, nguồn gốc phát triển và tác hại của sau xanh da láng - loại sâu hại chính trên cây lạc. Hướng dẫn biện pháp phòng trị loại sâu bệnh này tùy vào điều kiện cụ thể
Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh da láng dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao.
Sâu xanh da láng là một trong những dịch hại chính trên lạc. Đây là loại sâu đa thực, cắn phá trên nhiều loại cây trồng như đậu, hành, đậu nành, cà chua, bông vải…
Trên cây lạc, sâu xanh da láng gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân, nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 - 60%.
Sâu trưởng thành là một loại bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân.
Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm.
Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gây hại bằng cách ăn các phần non của cây như lá non chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, trái non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lổ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát.
So với sâu khoang, sâu xanh da láng hoạt động và phá hại mạnh hơn. Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất. Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày. Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh da láng dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao. Vụ sau thường bị hại nặng hơn vụ trước, sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa.
Phòng trị:
Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể vận dụng các biện pháp sau: Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch. Luân canh với cây trồng cạn, cây lúa nước. Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp. Ngắt ổ trứng (1 ổ trứng, sau khi nở phát tán hàng trăm con sâu). Bón phân cân đối, hợp lý. Nếu sâu xuất hiện mật số cao, gây hại rộng, cần phải phòng trị bằng thuốc hoá học đặc trị như thuốc Sherzol 205 EC, Lancer 97DF, Comda gold 5 WD.
Cần lưu ý phun thuốc lúc sáng sớm hay chiều mát, phun sớm khi sâu non mới nở đang tập trung thành từng đàn, do sâu mau kháng thuốc nên cần luân phiên với các thuốc trừ sâu khác có gốc hoá học và cách tác động khác.
Trích nguồn: KHCN Hải Phòng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó