Nông nghiệp
'Bí đao ế ẩm, bò ăn mãi cũng ... ngán rồi'
“Bí đao giờ chỉ còn 2.000 đồng/kg. Hái cho bò ăn nó cũng chê so với ăn cỏ nên đành để đó” - một nông dân nói.
Hết dưa hấu rồi đến ớt, bí đao… thi nhau rớt giá. Rồi con cá bớp, con heo, con bò cũng rớt giá luôn.
Tỉnh đoàn, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) tiến hành giải cứu nhưng chỉ được một phần nhỏ. Giờ thì nông dân rơi vào cảnh khó khăn vây bủa. Nhiều hộ cố gắng cầm cự nhưng chẳng ai biết cầm cự đến bao giờ.
"Nông sản nào cũng rớt giá"
Đầu tháng 5 trời nắng gay gắt. Trên con đường về xóm Soi, thôn Nam Thuận, xã Bình Chương, huyện Bình Sơn, đây đó những thửa ruộng ớt trái chín đầy cây nhưng nông dân chẳng buồn hái.
Anh Huỳnh Văn Vinh thở dài: “Giá ớt bây giờ chỉ còn 6.000 đồng/kg. Tính ra bằng 1/9 giá ớt nằm ở mức cao nhất của năm ngoái. Người trẻ, khỏe ra đồng hái ớt từ sớm cho đến chiều tối cũng được 30 kg ớt là cùng. Tính ra thua công đi làm phụ hồ, chứ chưa nói là tiền công, tiền mua giống, mua phân và thuốc trừ sâu bệnh”.
Quay nhìn sang đám bí đao sai trái, anh tiếp lời: “Bí đao giờ chỉ còn 2.000 đồng/kg nhưng tư thương không mua thì hái làm gì. Hái cho bò ăn nó cũng chê so với ăn cỏ nên đành để đó”.
Trên con đường xóm ngang qua tỉnh lộ 624 nối ngã ba Trà Bồng, huyện Trà Bồng có vài xe tải đang chở dưa.
Hỏi chuyện, anh Nguyễn Văn Mỹ nói: “Giá dưa hấu hiện chỉ còn 4.000 đồng/kg. Khi giá dưa tăng cao thì trái nhỏ họ cũng mua. Bây giờ giá dưa hạ thấp, loại trái 2 kg họ vứt lại quá nhiều”.
Anh lắc đầu nói thêm: “Nông dân sống nhờ dưa, ớt, con bò, con heo. Nhưng chưa bao giờ khó khăn vây bủa như lúc này. Bởi có năm dưa thất mùa thì ớt được giá nên còn có thể đắp đổi được. Giờ tất cả đều rớt giá lấy gì đắp đổi”.
Giải cứu và cầm cự
Ở Quảng Ngãi chuyện cây trồng rớt giá không mới. Dưa hấu những năm gần đây giá lên xuống thất thường. Ban đầu thì Tỉnh đoàn Quảng Ngãi phát động giải cứu. Trong năm nay thì huyện Bình Sơn phát động giải cứu. Hết dưa hấu rồi đến cá bớp nuôi không ai mua cũng phải giải cứu.
Chuyện giải cứu quả có giúp một số hộ nông dân trong cơn khốn khó. Tuy vậy, lượng sản phẩm giải cứu cũng không được nhiều. Nhưng trái dưa trị giá 10.000, 20.000 đồng thì còn có thể giải cứu, còn như con heo, con bò giá trị lớn nên khó có thể giải cứu được nên nông dân đành phải chuyển sang cầm cự mà thôi.
Tại xã Phổ An, huyện Đức Phổ - nơi nuôi bò lai nổi tiếng của Quảng Ngãi, nhiều hộ dân cho hay: Giá con bò trước đây bán 20 triệu đồng, giờ chỉ còn khoảng 14 triệu đồng mà thôi. Còn giá heo hơi thì chỉ còn 25.000 đồng/kg. Con heo thì phải bán chứ càng nuôi càng lỗ. Còn con bò thì trước đây được giá, bà con chăm chừng mực thôi, chờ may ra giá lên trở lại.
Ông Nguyễn Tấn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Phổ An, cho biết: “Bây giờ bà con đành cầm cự thôi, chứ bán giá thấp quá mà”.
Ông Dương Văn Tô, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng giá một số loại cây trồng, vật nuôi xuống thấp đã ảnh hưởng đến đời sống nhiều hộ nông dân. Trong thời điểm khó khăn này, chuyện giải cứu để giúp nông dân là hết sức cần thiết. Tuy vậy, ngoài sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, nông dân cũng phải chú trọng hơn trong việc chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Ông Tô viện dẫn một số vật nuôi mới như gà Đông Tảo, heo ki, hay giống heo kiềng sắt của địa phương hiện vẫn tiêu thụ khá tốt trên địa bàn. Mặt khác, nông dân cũng cần hướng đến sản phẩm an toàn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
“Về phía ngành cũng sẽ tăng cường việc quy hoạch, tạo điều kiện để nông dân liên kết với các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm”.
Theo Võ Quý / Pháp luật TPHCM
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó