Nông nghiệp
8X bỏ lương 25 triệu/tháng, về làm mô hình vườn rau nhà phố
Đang làm cho một tập đoàn viễn thông với mức lương 25 triệu đồng/tháng, anh Nguyễn Quốc Phong (SN 1985), quê huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nay trú tại Đà Nẵng bỏ ngang về mày mò nghiên cứu, thử nghiệm trồng rau thủy canh-vườn rau nhà phố. Sau 1 năm khởi nghiệp, anh đã "bỏ túi" trên 300 triệu đồng.
Mô hình lắp đặt hệ thống thủy canh của anh Phong cung cấp cho khách hàng
Bỏ việc về tìm...rau sạch
Gần một năm trước, việc từ bỏ một công việc kỹ sư công nghệ thông tin thu nhập 25 triệu đồng/tháng để thử nghiệm giải pháp trồng rau sạch khiến anhPhong bị nhiều người kêu là “khùng”.
Mô hình trồng rau thủy canh của anh Phong nhen nhóm từ cuối năm 2016, và hiện đang tạo việc làm cho 5-6 lao động. Anh Phong cho biết, “Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, mình cũng đắn đo suy nghĩ không biết bắt đầu từ đâu. Cuối cùng giữa 2 ngã rẽ nội thất và nông nghiệp, mình quyết định chọn nông nghiệp bởi giải quyết được một số vấn đề hiện tại của xã hội về thực phẩm bẩn. Quy trình trồng trọt của không ít người dân hiện tại chưa được an toàn. Suy nghĩ và tìm tòi các giải pháp, mình thấy các giải pháp trồng rau thủy canh sẽ giảm thiểu được bài toán trên, sản phẩm đưa ra thị trường an toàn hơn”.
Theo anh Phong, thực tế mô hình trồng rau thủy canh trên thế giới đã phát triển. Còn anh tự tìm hiểu trên mạng, Internet rồi thiết kế 1 mô hình thủy canh đơn giản cho gia đình. Anh Phong dùng những vật liệu có sẵn bằng ống nhựa. Thử nghiệm thành công, anh Phong liên hệ khảo sát mô hình tại Đà Lạt, tìm kiếm đối tác, vật tư, với giá cả thấp nhất. Sau đó, tìm kiếm vật tư nông nghiệp công nghệ cao chuyên dụng cho trồng thủy canh. Hiện anh đang dùng hệ thống công nghệ thủy canh NFT (công nghệ thủy canh dinh dưỡng màn mỏng). "Đây là công nghệ tối ưu nhất trong thủy canh”, anh Phong nói.
Anh Phong kể, lúc bắt tay vào làm, anh cũng không có nhiều vốn liếng, có một ít tiền tích góp cùng với vay mượn, anh đầu tư xe cộ, sắm sửa vật tư, máy móc gia công…
Cuối năm 2016, mô hình bắt đầu có những khách hàng đầu tiên. “Khách hàng ban đầu, thử nghiệm mô hình của mình đầu tiên là 2 người bạn thân. Khi mình đưa mô hình lên mạng xã hội, 1 giám đốc tại Đà Nẵng cảm thấy thích thú với mô hình đã yêu cầu mình lắp đặt tại nhà của ông. Sau đó, cả 2 rất bất ngờ, hài lòng với sản phẩm mang lại.
Anh Phong đang kiểm tra và chăm sóc mô hình trồng rau thủy canh lắp đặt cho khách hàng.
"Sau khi nghỉ việc, mình ở nhà 4 tháng để tự tay nghiên cứu, tự làm phân, bón, trồng những cây rau đầu tiên trên môi trường đất và mô hình trồng rau thủy canh để xem xét trong quá trình trồng có những giai đoạn nào khó khăn, so sánh giữa 2 phương pháp. Đây cũng là khoảng thời gian đen tối nhất cuộc đời mình, thậm chí có nhiều người kêu mình bị “khùng” khi bỏ việc về đi tưới mấy cây rau trước nhà. Đến bây giờ chưa thể gọi là thành công. Những cái gật đầu, bất ngờ với sản phẩm của khách hàng đã chứng minh mình đang đi đúng hướng”, anh Phong kể về quyết định liều lĩnh của mình.
Bỏ túi 300 triệu đồng sau gần 1 năm khởi nghiệp
Hiện mô hình khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của anh Phong cung cấp giải pháp trồng rau sạch mang tên H2O Farm theo quy trình chăm sóc, dinh dưỡng và hạt giống tiêu chuẩn châu Âu. Mô hình này phù hợp với nhu cầu trồng rau sạch của người dân các đô thị.
Sau gần 1 năm thực hiện, mô hình của anh Phong lắp đặt và đang chăm sóc cho gần 50 vườn “rau nhà phố” tại Đà Nẵng và 3 dự án trồng rau thủy canh thương mại với diện tích hơn 2.000 m2 .
Mô hình thiết kế trồng rau thủy canh này giúp giảm công chăm sóc của người trồng, tăng năng suất sản phẩm, tối ưu hóa các điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây. Hệ thống tự hoạt động tự động không cần công chăm sóc, phù hợp với mô hình cho nhà phố.
“Và hiện tại, trung bình mỗi tháng mình nhận thêm 10 đơn hàng để lắp đặt thiết kế mô hình trồng rau thủy canh. Tính đến thời điểm hiện tai, sau gần một năm khởi nghiệp, mình thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng. Hiện mình đang tiếp tục đầu tư để mở rộng dự án. Đối với mình, khi khởi nghiệp ngoài đam mê phải có sự kiên trì, nhẫn nại, tìm kiếm mô hình, giải pháp phù hợp cho từng thời kỳ. Quan trọng sản phẩm làm ra phải giải quyết những vấn đề mà xã hội đang cần, thực sự cần...”, anh Phong chia sẻ và nói thêm.
“Hướng sắp tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phù hợp hơn với nhiệt độ miền Trung; đồng thời chuyển giao công nghệ cho người nông dân, tạo quy trình chuẩn năng suất đồng đều, song song đó, tìm kiếm đầu ra hỗ trợ ngược lại những người nông dân về đầu ra, yên tâm trong việc lắp đặt hệ thống trồng rau thủy canh này…”, Nguyễn Quốc Phong. |
Theo Kim Oanh / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó