Nông nghiệp

Bắt tay nhau trồng cà rốt sạch, nhà nông ở đây thu 2.000 tỷ đồng/vụ

Ngày đăng: 2019-02-22 06:39:58


Nhờ nguồn phù sa màu mỡ và dòng nước dồi dào từ sông Thái Bình cùng quy trình trồng an toàn, cây cà rốt trồng trên các vùng đất bãi ở Hải Dương không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia... Nhiều nông dân trồng cà rốt có thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

 
 

Theo Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương, tổng diện tích cà rốt vụ đông xuân của toàn tỉnh niên vụ 2018 - 2019 khoảng 1.200ha. Với năng suất bình quân 40 - 45 tấn/ha, tổng sản lượng cà rốt vụ đông của tỉnh này ước khoảng nửa triệu tấn, trong đó, riêng 2 xã Đức Chính và Thái Tân (huyện Cẩm Giàng), tổng diện tích cà rốt đã chiếm hơn 50% diện tích cà rốt của toàn tỉnh (sản lượng khoảng 250.000 tấn).

Với giá bán đầu vụ 5.000 - 8.000 đồng/kg, chính vụ 3.000 - 3.500 đồng/kg, cây cà rốt mang về cho nông dân Hải Dương hơn 2.000 tỷ đồng/vụ.

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 1

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 2

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 3

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 4

Nông dân xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) tất bật thu hoạch cà rốt vụ đông xuân.

Không như nhiều vùng trồng cây vụ đông theo kiểu "tranh thủ", diện tích vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, cây cà rốt ở Đức Chính đã được trồng tập trung thành vùng chuyên canh rộng mênh mông, với những hàng cà rốt gieo thẳng  tắp. Mọi công đoạn sản xuất từ làm đất, gieo hạt, tưới đã cơ bản được cơ giới hóa, chỉ còn khâu thu hoạch là nông dân ở đây vẫn phải làm thủ công. 

Ông Nguyễn Đức Mệnh - Giám đốc Công ty TNHH Tân Hương (xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng) cho biết, những năm gần đây, người dân địa phương đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sản xuất theo quy trình VietGAP nên cà rốt luôn đảm bảo chất lượng, thơm ngon, được khách hàng nhiều nơi ưa thích. Vào vụ thu hoạch, mỗi ngày công ty của ông thu mua từ 3 - 5 container cà rốt tươi, với giá từ 5.000 – 6.000 đồng/kg.

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 5

Tại huyện Cẩm Giàng đã hình thành các vùng trồng cà rốt theo quy trình VietGAP, có sự liên kết với doanh nghiệp với tổng diện tích khoảng 750ha.  

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 6

Mỗi ngày, Công ty TNHH Tân Hương thu mua từ 3-5 container cà rốt tươi. Hiện doanh nghiệp này đang liên kết với nhiều hộ nông dân trồng cà rốt theo quy trình VietGAP, với diện tích khoảng 100ha.

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 7

Cà rốt sau khi mua về sẽ được đưa vào máy rửa sạch, sau đó phân loại. Những củ đẹp, dài từ 16 -17cm, không bị sứt, sẹo sẽ được đóng thùng carton đưa đi xuất khẩu; cà rốt loại 2 đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam; loại 3 và xấu hơn nữa sẽ được đưa vào chế biến, sấy khô…  

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 8

Ngoài Công ty TNHH Tân Hương, ở huyện Cẩm Giàng còn có rất nhiều cơ sở thu mua cà rốt, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ.

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 9

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 10

bat tay nhau trong ca rot sach, nha nong o day thu 2.000 ty dong/vu hinh anh 11

 Mặc dù đã có kinh nghiệm trồng cà rốt nhiều năm, song ông Nguyễn Văn Tùng vẫn chưa hết nỗi lo được mùa, mất giá khi năm nay, giá cà rốt chỉ bằng 1 nửa so với năm ngoái.

“Vụ đông xuân 2017-2018, tôi thu mua gần 10.000 tấn cà rốt, trong đó 50% tiêu thụ nội địa, còn lại xuất khẩu đi Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, gồm cả cà rốt tươi và chế biến. Ngoài tiêu thụ cà rốt, tôi còn thu mua gừng, tỏi, hành, quế, hồi… Mỗi ngày công ty của tôi xuất ra thị trường 100 – 200 tấn sản phẩm, tổng doanh thu năm 2018 đạt gần 100 tỷ đồng” – ông Nguyễn Đức Mệnh thông tin.


Theo Minh Huệ / Dân Việt





TIN TỨC KHÁC :