Nông nghiệp
Bỏ nghề đóng gạch, 8X trồng nấm công nghệ cao
Từ bỏ nghề gây ô nhiễm môi trường để chuyển sang trồng nấm sạch, anh Đồng Văn Hiệp (sinh năm 1981, trú thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã trở thành người đầu tiên mang nghề mới về địa phương. Không những thế, anh còn mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ để làm chủ sản xuất, từ đó tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều nông dân địa phương.
Bỏ nghề đóng gạch thủ công, trồng nấm sạch
Người dân xã Nghĩa Hưng vốn có nghề truyền thống đào đất đóng gạch, đốt bằng lò thủ công. Vào lúc cao điểm, xã có gần 100 lò gạch ngày đêm xả bụi, khói khiến không khí luôn ngột ngạt vì ô nhiễm.
Anh Hiệp kiểm tra sự phát triển của các loại nấm trong trang trại. Ảnh: N.T
Ông Nguyễn Văn Khương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết, huyện Lạng Giang đã hỗ trợ gia đình anh Hiệp 350 triệu đồng xây nhà xưởng và sẽ chỉ đạo các phòng, ban cấp chứng nhận VietGAP cho mô hình trồng nấm theo hướng ứng dụng công nghệ cao. |
Từ năm 2012, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xóa bỏ lò vôi, lò gạch thủ công, nhiều gia đình trong xã chuyển mô hình kinh tế khác, đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Như nhiều nông dân khác, anh Đồng Văn Hiệp cũng từ bỏ nghề đóng gạch và loay hoay tìm hướng đi mới. Cuối cùng, anh chọn mô hình trồng nấm sạch.
Anh Hiệp kể, sau khi bỏ nghề cũ, anh và nhiều hộ trong thôn được xã cho tham gia các lớp dạy nghề nông thôn do huyện tổ chức. “Chẳng biết duyên số thế nào tôi lại đăng ký học mô hình trồng nấm ăn, dù trong xã chưa ai từng trồng và cũng chẳng ai tham gia học. Càng học, tôi càng mê vì trước đây ăn cọng nấm rơm, hái cây mộc nhĩ đều trong tự nhiên. Nay mình có thể tự tay trồng thì hay quá. Đồng thời, nguyên, vật liệu trồng nấm cũng chẳng khó kiếm, mà lại rẻ” - anh Hiệp tâm sự.
Trở về nhà với vốn kiến thức, anh Hiệp bàn với gia đình gom vốn và vay mượn thêm bạn bè để biến khu lò gạch cũ thành 4 dãy nhà gần 1.000m2. Anh tận dụng rơm, rạ, mua mùn cưa để làm giá thể. Còn nấm giống, anh được huyện hỗ trợ.
Ngay từ lần đầu trồng 2.000 cây nấm sò và mộc nhĩ, anh Hiệp đã thành công và thu lãi gần 100 triệu đồng nhờ kết hợp lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
Khéo trồng, nấm có “mã” đẹp
Tuy bước đầu có thu nhập nhưng anh Hiệp vẫn băn khoăn vì năng suất nấm chưa cao, cây nhỏ và có “mã” không đẹp. Anh không ngại đi Quảng Ninh, lên Hòa Bình, Hà Nội để tìm hiểu. Cuối cùng, anh kết luận nguyên nhân do nấm thiếu chất dinh dưỡng, ngoài ra còn do nhiệt độ, ánh sáng chưa hợp lý.
Để khắc phục, anh Hiệp trộn thêm cám gạo, bột ngô, đỗ tương vào mùn cưa, rơm, rạ với tỷ lệ hợp lý, cân đối lại độ ẩm, sau đó, cho vào máy hấp, sấy để tiệt trùng và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho nấm. Đặc biệt, anh cũng chú ý kiểm soát nhiệt độ. Nhờ đó, nấm mọc đều, sinh trưởng nhanh, cho cây to và đạt trọng lượng hơn trước rõ rệt.
Anh Hiệp đầu tư mua máy trộn mùn cưa, chất phụ trợ, lò hấp và máy đóng giá thể để sản xuất lớn. Anh tập trung sản xuất các loại nấm sò với giá bình quân 40.000 - 60.000 đồng/kg; mộc nhĩ giá từ 120.000 - 150.000 đồng/kg nấm khô...
Anh Hiệp cho biết, những ngày đầu, anh phải đến các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm để tiếp thị tìm đầu ra. Nhưng chỉ sau vài vụ, nhiều thương lái đã tự tìm đến đặt hàng.
Ông Nguyễn Văn Khương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết, để đẩy mạnh phát triển mô hình nấm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, năm 2017, huyện Lạng Giang đã hỗ trợ gia đình anh Hiệp 350 triệu đồng xây dựng nhà xưởng có hệ thống điều hòa nhiệt độ, giàn phun, tưới tự động... Huyện cũng xác định, nấm sạch Nghĩa Hưng là một trong những sản phẩm nằm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Lạng Giang. Trước mắt, UBND huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban cấp chứng nhận VietGAP cho mô hình.
Theo Ngọc Tùng / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó