Nông nghiệp
Cận cảnh chanh vị cực lạ giá 3,5 triệu đồng/kg, chị em "phát sốt"
Gần đây, người tiêu dùng tại Việt Nam lại được dịp xôn xao vì một thức chanh lạ, có giá tới 3,5 triệu đồng/kg, tức đắt gấp... gần 100 lần so với những loại chanh tươi và ngon nhất của Việt Nam. Loại chanh đó mang tên: Chanh ngón tay.
Loại chanh ngón tay này hiện đang được xưng tụng là "trứng cá caviar" trong họ cam chanh.
Tuy mức giá đắt đỏ là thế nhưng giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua để ăn thử. Nguồn nhập hàng chủ yếu lấy từ Thái Lan, chỉ gần đây giống chanh ngón tay mới bắt đầu được trồng tại các nhà vườn ở Đà Lạt.
Chanh ngón tay - finger lime (tên khoa học là Microcitrus australasica) là một loài thực vật có hoa thuộc họ cam chanh, và là một trong 6 loài chanh bản địa của Úc. Loại chanh này mọc trong những cánh rừng mưa ven biển phía đông. Loài cây này có nhiều gai, lá nhỏ, kháng sâu bệnh tốt nên chăm sóc cực kỳ đơn giản.
Một số nhà vườn Thái Lan đã nhập giống cây này về trồng và thực hiện chiết ghép để nhân giống bán cho dân bản địa. Tuy nhiên, số lượng không có nhiều bởi bên Thái Lan mới chỉ có vài nhà vườn có giống.
Quả chanh ngón tay có hình trụ, dài 4-8cm. Vỏ mỏng, có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh lá cây, xanh đen, màu tím, màu đỏ tía hay màu đỏ nhạt. Đặc biệt là tép chanh thì tròn, mọng nước, có màu xanh hoặc hồng nhạt với hình dạng giống hệt trứng cá hồi.
Đây có thể xem là loài chanh đặc biệt bậc nhất trong họ cam chanh, khi không những có hình dáng khác biệt, mà cả những múi chanh bên trong nhìn cũng rất "sai" so với chanh thường.
Chanh ngón tay có mùi thơm rất đặc biệt, vị chua ngọt không hề giống các loại chanh của Việt Nam. Theo nhiều ý kiến chuyên gia, từng tép chanh mọng nước có hương vị kết hợp giữa chanh vàng và chanh thường.
Nó có thể dùng để ăn cùng các món hải sải như: sushi, hàu tươi sống giúp tăng độ hấp dẫn cho các món hải sản.
Quý hiếm và đặc biệt, nhưng loại chanh này đã từng có thời gian suýt bị tuyệt chủng vì con người.
Cụ thể, theo như các chuyên gia dự đoán, chanh ngón tay đã xuất hiện từ 18 triệu năm về trước, trở thành loài cây đặc hữu của hai vùng Queensland và South Wales (Úc). Loài cây gai góc, có sức chịu đựng tốt nhanh chóng phát triển mạnh mẽ trong những khu rừng nhiệt đới.
Mọi chuyện chỉ khác đi khi người châu Âu xâm lược nơi đây vào thế kỷ 18. Rất rất nhiều chanh ngón tay đã bị đốn hạ để lấy chỗ phục vụ cho nông nghiệp, cho chăn nuôi, khiến loài cây này gần như kiệt quệ. May mắn thay, một số cây vẫn còn sót lại trong Công viên Quốc gia, để bây giờ con người vẫn còn được thưởng thức loại "cực phẩm chanh" này.
Những năm gần đây, chanh ngón tay bắt đầu được nhân giống tại nhiều nơi trên thế giới - như Mỹ, một số nước châu Âu, Thái Lan... nhưng chưa nhiều. Cộng thêm nhu cầu tăng cao, việc một cân chanh có giá 3,5 triệu đồng tại Việt Nam có lẽ cũng dễ hiểu
Chanh ngón tay - finger lime (tên khoa học là Microcitrus australasica) là một loài thực vật có hoa thuộc họ cam chanh, và là một trong 6 loài chanh bản địa của Úc. Chanh ngón tay có thân thẳng, nhiều gai, có thể đạt chiều cao tới 10m trong tự nhiên. Quả chanh thường nhỏ, mọc thành hình trụ dài khoảng 10cm, có hình dáng giống như một trái dưa leo cỡ nhỏ. Chanh có vỏ mỏng, mọng nước, nếu cắt đôi nước chanh sẽ trào ra như dung nham núi lửa vậy. Đây có thể xem là loài chanh đặc biệt bậc nhất trong họ cam chanh, khi không những có hình dáng khác biệt, mà cả những múi chanh bên trong nhìn cũng rất "sai" so với chanh thường. |
Theo Hải Anh / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó