Nông nghiệp
Chỉ khuyến khích sản xuất chưa đủ
Trong khi các bộ ngành ở trung ương còn đang bàn luận để xây dựng gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỉ đồng nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thì ở các tỉnh miền Đông Nam bộ người trồng chuối và nuôi gà đang như ngồi trên lửa vì cả chuối và gà thịt đều rớt giá thê thảm nhưng bán cũng không dễ.
Sinh viên giúp nông dân Đồng Nai tiêu thụ chuối. Ảnh: THÀNH HOA |
Thực tế đó đặt ra một vấn đề lớn cho nông nghiệp, đó là nếu chỉ tập trung khuyến khích phát triển sản xuất mà không giải được bài toán đầu ra cho nông sản thì sẽ lại đi vào ngõ cụt.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao không ngoài mục đích là nâng cao chất lượng, sản lượng và hạ giá thành để qua đó cải thiện sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung cho hạ giá thành sản xuất thôi thì vẫn chưa đủ mà phải có cơ chế hỗ trợ để nông sản đến được người tiêu dùng với giá cả tốt nhất. Vì với loại hàng hóa khó bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển như nông sản thì chi phí sản xuất có khi chỉ chiếm một phần nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong tổng chi phí để đưa được sản phẩm đến tay người mua. Đó là lý do vì sao giá nhiều mặt hàng nông sản khi về tới chợ, siêu thị ở TPHCM lại cao gấp 3-4 lần so với giá bán tại vườn.
Thế nên, khi xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bên cạnh chính sách khuyến khích sản xuất thì nhà nước cũng cần có cả chính sách hỗ trợ để giảm chi phí cho tất cả các khâu trong chuỗi chi phí nông sản, từ sơ chế, vận chuyển đến tổ chức hệ thống phân phối. Giải pháp hữu hiệu có lẽ là Nhà nước dùng các chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế và các hỗ trợ đặc biệt về hành chính để khuyến khích hình thành nên những chuỗi liên kết giữa nông dân với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực logistics, chế biến và phân phối sản phẩm nhằm cắt giảm tối đa chi phí và tối ưu hiệu quả kinh doanh cho các mắt xích trong hệ thống.
Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay có một bất cập lớn, đó là phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Trong mối quan hệ làm ăn với các thương nhân Trung Quốc phía Việt Nam luôn ở trong thế bị động. Vì vậy, trong gói hỗ trợ 100.000 tỉ đồng, hay nói rộng hơn là khi thiết kế chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, Chính phủ cần tìm cho bằng được lời giải cho sự bất cập này. Chắc chắn rằng, lời giải đó phải đến từ các doanh nghiệp chuyên chế biến nông sản để xuất khẩu. Cung cấp những gói hỗ trợ hiệu quả để giúp doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường một cách bền vững chính là cách tốt nhất để bảo đảm đầu ra cho nông dân.
Ngoài ra, bên cạnh cách giải pháp về kinh tế, biện pháp hành chính cũng không thể không tính đến. Chúng ta đã nói nhiều về việc nông sản phải cõng chi phí cho nạn mãi lộ, rồi tình trạng không kiểm soát được quy hoạch, phát triển sản xuất một cách vô tội vạ dẫn đến tình trạng nông sản bị dội chợ... là những vấn đề cần có bàn tay mạnh mẽ của Chính phủ thì mới có được một nền nông nghiệp bền vững.
Tóm lại, gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp công nghệ cao là cần thiết, nhưng điều mà người nông dân cần hơn trong lúc này không chỉ là được vay vốn giá rẻ mà làm sao để họ có thể trút được mối lo về đầu ra cho nông sản vốn ám ảnh họ từ nhiều chục năm nay. Chắc chắn mối lo đó sẽ không thể được giải tỏa chỉ bằng những giải pháp khuyến khích tăng năng suất, chất lượng và giá thành cho những người trực tiếp sản xuất ra nông sản.
Theo Đức Hoàng / TBKTSG
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó