Nông nghiệp
Chuyện lạ đời ở Nghệ An: Nông dân khóc ròng vì cà chua... được mùa
Sau Tết Nguyên đán, nhiều hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) thất thu vì cà chua được mùa. Thương lái mua cầm chừng với giá rẻ khiến bà con phải hái về cho vật nuôi ăn, thậm chí là đổ bỏ.
Ngồi nhìn những khay cà chua đỏ rực, chị Trần Thị Phượng ở xóm 11, xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) không giấu được nỗi buồn: “Hái cà chua đi nhập thì thương lái mua cầm chừng. Nóng ruột tôi đành đưa đi các chợ bán nhưng chỉ được vài yến, trong khi mỗi ngày thu hoạch phải vài tạ. Bao nhiêu tiền bạc, công sức của chúng tôi bỏ ra coi như lỗ nặng”.
Hiện cà chua quả đều, đẹp được mua với giá khoảng 2.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Vũ
Theo chia sẻ của chị Phượng, nhà chị làm chừng 5 sào cà chua. Số tiền họ bỏ ra đầu tư tương đối lớn. Với mỗi sào ruộng, ngoài tiền giống, phân bón gần 2 triệu đồng còn phải mua sào nứa để làm giàn, chưa kể công sức gần 4 tháng chăm sóc của cả gia đình.
"8 miệng ăn chỉ trông chờ vào đó nhưng giờ ế chẳng ai mua; khi có thương lái đến mua giá 1.000 - 2.000 nghìn đồng/kg nhưng cũng không hết”, chị thở dài.
Gia đình chị Phượng là một trong hàng trăm hộ dân của các xóm 1, 8, 9, 10, 11 xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu phải rơi nước mắt vì cà chua. Theo người dân nơi đây, năm nay số lượng cà chua trồng nhiều, cộng với việc được mùa nên giá rớt thê thảm. Cà chua chín nhiều, trong khi thương lái mua ít với giá từ 2.000 - 3.000 đồng/kg loại to, đẹp khiến bà con lao đao.
Người dân xót ruột khi cà chua đã thu hoạch nhưng không bán được. Ảnh: Trần Vũ.
Nhìn đống cà chua chừng 2 tạ ở góc sân, ông Trần Cao chua xót: “Nếu như số cà chua này thu hoạch dịp trước Tết thì tôi có trong tay hơn 2 triệu đồng. Nhưng từ ra tết đến nay rất khó tiêu thụ”.
Để cứu vãn tình trạng hàng ứ đọng, không bán được, nhiều hộ gia đình đã chở cà chua đi bán ở các chợ lẻ. Nhưng tình hình không hề khả quan.
“Tôi ngồi cả buổi chợ cũng chỉ bán được vài yến cà chua, kiếm được chừng 30.000 đồng. Số tiền đó với nhiều người chỉ đủ ăn bát phở. Nghĩ mà buồn cho người nông dân. Để có thu hoạch phải đầu tư khá tiền gồm cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu… nhưng đến lúc thu hoạch lại ế, không ai mua”, bà Trần Thị Chiên (xóm 9) rầu rĩ nói.
Mỗi ngày, lượng cà chua ứ đọng tại điểm thu mua của anh Hồ Đào rất nhiều. Ảnh: Trần Vũ
Cà chua chín đỏ rực cả ruộng nhưng không bán được khiến nhiều hộ dân chán nản. “Nhiều lúc tôi định phá bỏ để trồng cây khác, nhưng nghĩ lại thấy tiếc. Bao nhiêu tiền bạc, mồ hôi đổ vào đó, giờ không đành làm vậy. Nhưng cứ nhìn ruộng cà chín, rụng xuống đất mà không tiêu thụ được cũng xót lắm”, một người dân thở dài.
Anh Hồ Đào, một thương lái chuyên thu mua cà chua cho rằng, giá cà chua rẻ như hiện nay là do người dân sản xuất đại trà, phụ thuộc vào thị trường. Theo anh, năm nay thời tiết thuận lợi, cà chua được mùa dẫn đến cung vượt cầu, thị trường tiêu thụ chững lại và giá giảm sâu.
Cà chua ế ẩm bán không được, nhiều hộ dân đành đổ cho gia súc ăn. Ảnh: Trần Vũ
Hiện trung bình mỗi ngày anh thu mua chừng 5 tấn cà chua. Tuy vậy, lượng cà chua của người dân không được thu mua vẫn còn rất nhiều. Đó là chưa kể trong xã còn có 3 điểm thu mua với số lượng lớn, nhưng cũng không thu mua hết số lượng quả chín mỗi ngày.
Chung “số phận” với cà chua, các loại rau khác như cải bắp, súp lơ, khoai tây… cũng rớt giá thê thảm. Hiện cải bắp loại to được bán với giá từ 1.000 - 2.000 đồng/bắp. Nhiều hộ trồng rau của các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Văn…đành chặt rau về cho gia súc, gia cầm ăn để dọn đất trồng mùa vụ mới.
Theo Trần Vũ (Báo Nghệ An)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó