Nông nghiệp
Đồng Tháp: Nông dân 4.0 với kỳ tích tạo ra 5 giống lúa đặc sản
Không phải là người có các bằng chứng nhận cao về học vấn mà là một nông dân chính gốc nhưng ông Nguyễn Anh Dũng (xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đã lai tạo được nhiều giống lúa mới. Trong số đó có 5 giống lúa đặc sản, đem lại chất lượng cao.
Cánh đồng sản xuất lúa của ông Dũng lúc nào cũng được doanh nghiệp, khách hàng trong và ngoài nước đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Ông Dũng bên đồng ruộng sản xuất các giống lúa mới, không phun thuốc bảo vệ thực vật.
Quyết tâm lai tạo ra giống lúa mới
Năm 2000, sau khi xuất ngũ trở về quê, ông Dũng được cha mẹ để lại 6.500 m2 đất lúa. Từ đây, ông học hỏi bạn bè, người than và xin tham gia lớp tập huấn học cách trồng lúa, phòng trừ sâu bệnh ngắn hạn do Viện Lúa ĐBSCL và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức.
Từ vốn kiến thức học được, ông dần cải tạo 6.500 m2 đất lúa của gia đình nhưng lợi nhuận đem lại vẫn không cao. Vì vậy, ông quyết định bỏ dần phương thức canh tác lúa truyền thống, chuyển sang hướng đi mới sáng tạo, không trùng lặp với ai để “đổi đời”.
Cụ thể, ông Dũng quyết định tự lai tạo giống nếp Thái với IR50404 và OM 6976, chọn ra những giống vượt trội để tiếp tục nhân giống. Đến năm 2009, một giống lúa vượt trội được ông chọn nhân giống và được đặt tên là LD2008, thế nhưng khi đưa ra sản xuất thử lại cho kết quả không như mong muốn.
Không bỏ cuộc, trong quá trình lai tạo sau đó, ông Dũng tình cờ phát hiện một giống lúa có màu đỏ, ăn dẻo, có mùi thơm lá dứa đặc trưng nên tiếp tục đem trồng thử nghiệm. Đây là loại lúa hạt dài, có thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 ngày, thân cao, có khả năng chống chịu đổ ngã tốt, kháng rầy nâu và đạo ôn rất tốt, không cần bón nhiều phân nhưng cho năng suất cao, từ 6 - 7 tấn/ha. Giống lúa này được đánh giá có hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao và được ông Dũng đặt tên là Ngọc đỏ hương dứa.
Trong lần thu hoạch của vụ đầu tiên, ông Dũng gửi tặng cho lãnh đạo tỉnh, huyện, công chức, công nhân, nông dân, các đại lý gạo ở TP.HCM dùng thử. Với cách làm “sáng tạo” trên, gạo Ngọc đỏ hương dứa đã được nhiều người biết đến.
Cũng từ đó, các đơn đặt hàng tới tấp đến với ông. Để cung cấp sản phẩm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, trong quá trình sản xuất, ông chỉ sử dụng phân vi sinh, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lúa. Ở dưới ruộng, ông còn thả nuôi thêm cá, tôm.
Theo Phòng NNPTNT huyện Lấp Vò đánh giá, Ngọc đỏ hương dứa là giống lúa sở hữu lợi thế về đặc tính sinh trưởng, phẩm chất gạo... Đặc biệt, có thành phần dinh dưỡng cao (hàm lượng protein cao gấp đôi so với gạo trắng hiện nay), lượng đường thấp, rất thích hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy, ngay khi tung ra thị trường gạo Ngọc đỏ hương dứa nhận được sự đánh giá cao của thị trường nội địa lẫn khách hàng ở Châu Âu.
Thuê kỹ sư về phụ trồng lúa
Năm 2012, ông Dũng vận động người dân địa phương hợp tác thành lập HTX Giống Nông nghiệp Định An (do ông Dũng làm giám đốc HTX) với mong muốn mở rộng diện tích trồng giống lúa Ngọc đỏ hương dứa. Lúc này, HTX có 19 thành viên với vốn điều lệ 500 triệu đồng và quy mô sản xuất 30ha đất.
Năm 2015, giống lúa trên được một công ty ký hợp đồng bao tiêu 10 năm với mức giá sàn 7.000 đồng/kg lúa tươi, cao hơn so với các giống lúa khác, giúp các thành viên trong HTX ổn định đầu ra. Ngoài loại lúa trên, ông Dũng cùng các thành viên trong HTX nghiên cứu, lai tạo thành công các giống lúa khác được thị trường đánh giá cao như Sen Việt, Tím Sen, LD2012 và OM384.
“Lúa Sen Việt được chọn dòng phân li từ giống lúa Ngọc đỏ hương dứa, có thời gian sinh trưởng 90 – 95 ngày, thích hợp gieo trồng ở tất cả các vụ mùa trong năm. Hạt gạo có màu trắng, sau khi nấu có mùi thơm và mềm. Còn lúa Tím Sen có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt gạo có màu tím, khi nấu chín có mùi thơm đặc trưng” – ông Dũng nói rõ.
Để phục vụ tốt hơn cho việc lai tạo, sản xuất kinh doanh các loại lúa giống trong thời gian tới, HTX của ông Dũng đã đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục như: phòng trưng bày, kho nguyên liệu, nhà sơ chế... tại Trại nghiên cứu và sản xuất lúa giống của HTX. Ngoài ra, thuê thêm 2 kỹ sư nông nghiệp hỗ trợ.
“Thời gian qua, nhiều du khách nước ngoài, các trung tâm nghiên cứu, Viện lúa ĐBSCL, các trường đại học và người dân các địa phương đến HTX để học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Hiện nay, HTX Giống Nông nghiệp Định An đã phát triển đến 50ha lúa. Riêng giống Ngọc đỏ hương dứa được nhiều nông dân trên địa bàn tham gia sản xuất với tổng diện tích trên 300ha” - Ông Dũng cho biết thêm.
Gạo Ngọc đỏ hương dứa của ông Dũng.
Không tự mãn trước những thành quả đạt được, ông Dũng cho hay, tới đây sẽ tiếp tục nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới, cải tiến sản xuất theo hướng sạch, an toàn đưa HTX phát triển hơn và đem thật nhiều lúa, nhiều gạo sạch đến với người dân Việt Nam. Trước mắt, tới đây, ông sẽ triển khai thực mô hình “Trải nghiệm nông dân” trên đồng ruộng sản xuất an toàn của mình. Mô hình này sẽ có nhiều hoạt động thú vị, du khách đến đây sẽ được trồng lúa, câu cá, bơi xuồng, được tự tay xay gạo, nấu ăn….
Theo Hội Nông dân huyện Lấp Vò, việc ông Dũng lai tạo thành công nhiều giống lúa mới chất lượng cao đã góp phần thiết thực giúp nông dân huyện nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế, đồng thời tạo dựng thương hiệu lúa gạo cho địa phương.
Ông Dũng nói: “Với những kết quả đạt được, ông đã nhận được nhiều phần thưởng đáng quý như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT (năm 2009), bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2012), Huy chương Vàng vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2015), Huy chương Vàng tại Festival quốc tế nông nghiệp vùng ĐBSCL (năm 2017)... |
Theo Huỳnh Xây / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó