Nông nghiệp
Giá bông cao nhất 2 năm, dự báo sẽ tiếp tục tăng
Giá bông hợp đồng giao sau trên thị trường thế giới đã lập kỷ lục cao nhất trong vòng hơn 2 năm sau khi Uỷ ban Tư vấn Bông Quốc tế (ICAC) dự báo tồn trữ bông toàn cầu sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ tới mặc dù sản lượng tăng.
Hợp đồng mua bán bông giao tháng 3/2017 trong phiên giao dịch 2/2/2017 trên sàn New York đạt 77,35 US cent/lb, cao nhất kể từ tháng 6/2014.
Bông đã liên tiếp tăng giá trong mấy tháng nay, khởi đầu do tình trạng khan hiếm tiền mặt ở Ấn Độ sau khi Chính phủ nước này quyết định dừng lưu hành tiền rupee có mệnh giá lớn trong nỗ lực chống tham nhũng; tiếp sau đó việc khách hàng Trung Quốc mua mạnh trong tháng đầu năm 2017 khiến giá tiếp tục tăng, và báo cáo mới nhất của ICAC càng củng cố xu hướng này.
Thông tin từ Chính phủ Mỹ cho biết khách hàng Trung Quốc tháng 1 vừa qua đã đặt mua lượng bông nhiều gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khiến giá bông trong tháng đầu năm tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2016, tăng 5,9%.
Hình 1: Giá bông thế giới
Các chuyên gia cho biết cung bông thế giới vẫn đang phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cơ bản. Và nếu Trung Quốc tăng cường nhập khẩu, hoặc nếu nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may gia tăng, tồn trữ bông sẽ sụt giảm rất nhanh, giá bông khi đó sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy người trồng bông ở Mỹ dự kiến vụ này sẽ xuất khẩu nhiều bông nhất kể từ năm 2013, chủ yếu do xuất khẩu sang Trung Quốc, bên cạnh đó xuất sang Indonesia và Việt Nam dự báo cũng sẽ tăng.
Hình 2: Xuất khẩu bông Mỹ tháng 8-12/2016
Mặc dù nhu cầu bông tăng năm thứ 2 liên tiếp song giá bông kỳ hạn giao sau trên sàn New York hiện vẫn thấp hơn khoảng 65% so với mức cao kỷ lục của năm 2011, và dây cũng là một trong những lý do khiến các nhà sản xuất sợi tích cực mua bông vào.
ICAC vừa công bố những dự báo đầu tiên về cung – cầu bông thế giới niên vụ 2017/18 (bắt đầu từ tháng 8), ở đó dự báo tồn trữ bông toàn cầu sẽ giảm năm thứ 3 liên tiếp, xuống 17,13 triệu tấn, là mức thấp nhất trong vòng gần 6 năm.
Theo ICAC, diện tích bông toàn cầu năm tới sẽ tăng 5% so với năm trước đó, lên 30,6 triệu ha, do giá bông tăng hấp dẫn nông dân mở rộng diện tích bông.
Tại Ấn Độ, nước sản xuất bông lớn nhất thế giới, diện tích dự báo sẽ tăng 7% lên 11,2 triệu ha. Không chỉ bởi giá bông tại Ấn Độ duy trì ở mức cao, lợi nhuận từ những cây trồng khác sụt giảm cũng khiến nông dân gia tăng diện tích bông.
Tuy vậy, tăng trưởng sản lượng bông toàn cầu (ở mức 2%) sẽ vẫn thấp hơn mức tăng diện tích, bởi năng suất sẽ chỉ đạt trung bình, sau khi tăng 13% trong niên vụ 2016/17 lên 781 kg/ha.
Tại Mỹ, sản lượng bông niên vụ 2017/18 dự báo tăng 7% lên 4 triệu tấn, mặc dù diện tích bông tăng 10% lên 4,2 triệu ha.
Tồn trữ bông cuối vụ tới dự báo sẽ chỉ khoảng 17,13 triệu tấn, thấp hơn khoảng 5 triệu tấn so với mức cao kỷ lục của 3 năm trước đó, chủ yếu do những thay đổi về chính sách trợ cấp của Chính phủ không còn dành nhiều tiền cho chương trình trợ giá bông như mấy năm trước nữa. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tích cực bán bông tồn trữ trong thời gian qua khiến tồn trữ của nước này giảm mạnh từ mức cao điểm 13 triệu tấn của vài năm trước.
ICAC dự báo tồn trữ bông Trung Quốc cuối niên vụ 2016/17 sẽ còn 9,3 triệu tấn bởi các nhà máy ở nước này chuyển hướng từ nhập khẩu sang mua bông trên thị trường trong nước qua các phiên bán đấu giá bông của Chính phủ. Tồn trữ bông của các nước khác trên thế giới cuối niên vụ này dự báo tăng 36% lên 8,8 triệu tấn.
Trong niên vụ 2016/17, tiêu thụ dự báo sẽ vượt 1,24 triệu tấn so với sản lượng, làm xói mòn khối lượng tồn trữ. Hiện các nước sản xuất bông chủ chốt đang trong vụ thu hoạch, với sản lượng dự báo tăng ở Australia, Trung Quốc và Ấn Độ. ICAC dự báo giá bông thế giới niên vụ 2016/17 sẽ tăng 1% lên trung bình 75 US cent/lb (được tính bằng chỉ số Cotlook A, bao gồm cước phí vận chuyển và một số chi phí khác). Chỉ số Cotlook A đầu tháng 2/2017 ở mức 84,25 US cent/lb.
Xuất khẩu bông Mỹ niên vụ 2016/17 dự báo tăng hơn 35% so với niên vụ trước. Trong 5 tháng đầu niên vụ (tháng 8-12/2016), xuất khẩu bông Mỹ (bao gồm khối lượng xuất khẩu đi và hợp đồng ký nhưng chưa giao hàng) đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trong đó xuất khẩu sang Việt Nam và Indonesia đều tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm trước, sang Trung Quốc cũng tăng mạnh (theo USDA).
Nhập khẩu bông vào Việt Nam tăng do nhu cầu sợi tăng từ thị trường Trung Quốc
Nhu cầu bông thô của Việt Nam đã tăng liên tiếp trong 6 năm qua, với khối lượng nhập khẩu trong giai đoạn tháng 8/2016 – tháng 1/2017 đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Hình 3: NK bông thô vào Việt Nam từ tháng 8/2016 đến tháng 1/2017
Theo USDA, lý do chính khiến nhập khẩu bông Việt Nam những năm gần đây tăng mạnh có liên quan tới thị trường Trung Quốc. Hiện Chính phủ Trung Quốc đã dừng chương trình trợ giá bông – chương trình đã từng khiến giá bông tại Trung Quốc cao hơn nhiều so với giá thế giới bởi Chính phủ bỏ tiền ra mua bông tích trữ vào kho dự trữ quốc gia.
Khi giá trong nước đắt lên, các nhà sản xuất Trung Quốc đầu tư sang ngành xe sợi Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với việc Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực, sợi bông sản xuất tại Việt Nam được miễn thuế khi xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi thuế đối với bông thô nhập khẩu vượt hạn ngạch từ quốc tế vào Trung Quốc là 40%. Nhiều nhà máy Trung Quốc đã chuyển vị trí sang Việt Nam, ngành xe sợi cũng không nằm ngoài xu hướng này, và họ sử dụng chủ yếu là bông Mỹ, sau đó xuất khẩu sợi ngược trở lại Trung Quốc.
USDA tính toán rằng khoảng một nửa hoặc 2/3 bông nhập khẩu vào Việt Nam được dùng làm nguyên liệu tại các nhà máy có vốn đầu từ của Trung Quốc, và phần lớn trong số đó sau đó được xuất khẩu sang Trung Quốc dưới dạng sợi.
Theo Vân Chi (Theo Trí thức trẻ/Agrimoney, USDA)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó