Nông nghiệp
Khan hiếm nguồn rau Tết
Đợt mưa lũ kéo dài từ cuối tháng 11 đến giữa tháng 12/2016 làm thiệt hại cho Quảng Ngãi gần 900 tỷ đồng, trong đó các vựa rau trong tỉnh thiệt hại hơn chục tỷ đồng... Hơn một tuần qua, người dân tranh thủ làm đất để xuống giống trồng lại vụ rau mới nhưng mấy ngày qua trời vẫn mưa, nắng thất thường khiến rau sinh trưởng chậm, bị sâu gây hại...
Rau phát triển chậm dự báo khan hiếm nguồn rau Tết.
Trung tuần tháng Chạp, tại vựa rau xã Tịnh An (TP Quảng Ngãi) vô cùng nhộn nhịp, người thì tranh thủ làm lại đất để xuống giống lại vụ rau mới, người thì chăm sóc rau bị sâu gây hại. Các đầu nậu thì chạy xe khắp các cánh đồng rau để đặt hàng nhưng đến đâu cũng đều nhận cái “lắc đầu”.
Bà Nguyễn Thị Tám (57 tuổi) ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), bạn hàng lâu năm của vựa rau này chia sẻ: Phần lớn diện tích rau đã xuống giống đều không kịp cung cấp cho thị trường trước Tết nên người trồng không dám nhận tiền trước. Tết này, cả người trồng lẫn người buôn rau đều “méo mặt”. Theo các chủ vườn, nếu thời tiết thuận lợi thì các loại rau xà lách, mồng tơi, rau cải răm... được xuống giống hơn chục ngày sẽ phát triển tốt nhưng phải tới đầu tháng Giêng mới có thu hoạch. Nghĩa là sau Tết mới có rau để bán.
Bà Lê Thị Đặng (45 tuổi) ở thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, nói với giọng đượm buồn: Năm nay gia đình không có Tết, mưa lũ đã lấy đi hết rồi. Được biết, đây là đợt thứ ba gia đình bà xuống giống trồng 7 sào rau cải răm và đậu cove. Những ngày qua, gia đình bà ăn ở trên cánh đồng nhiều hơn ở nhà nhưng vẫn không chắc có rau để bán Tết. Trong khi đó, năm ngoái trừ đi chi phí, công chăm sóc, gia đình bà Đặng lãi gần 20 triệu đồng từ tiền bán rau.
Người trồng rau ở xã Tịnh Long (TP Quảng Ngãi) cũng vậy. Gần 10 ngày qua, các hộ trồng rau đều phải thuê nhân công từ các địa phương đến để làm đất tranh thủ xuống giống vụ rau Tết, song do thời tiết vẫn còn mưa nên họ xuống giống cầm chừng. Bà Nguyễn Thị Hạnh (50 tuổi) ở thôn An Lộc nói: “Bây giờ rau mới bắt đầu lớn. Nếu không mưa thì cố lắm đến 28 tháng Chạp mới có rau để bán”.
Ông Đỗ Văn Ba - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Long, cho biết: “Toàn xã có khoảng 1.200 hộ trồng rau trên diện tích 65 ha, nhưng chỉ xuống giống được khoảng 40 ha, nhưng ba đợt mưa lũ vừa qua khiến gần như toàn bộ diện tích rau Tết gần như mất trắng. Hơn tuần qua người dân mới tập trung khắc phục để trồng lại nhưng đến thời điểm này các loại rau phát triển rất chậm nên có khả năng không kịp cung ứng thị trường rau Tết”.
Bên kia dòng Trà Khúc là thôn 6, xã Nghĩa Dũng (TP Quảng Ngãi) và xã Đức Hiệp (Mộ Đức) và Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) người dân trồng rau Tết cũng đang khóc ròng. Ông Phan Danh (55 tuổi) cho biết cho dù có làm “hết công suất” nhưng Tết này cũng không có rau để bán. “Mong rằng thời tiết thuận lợi, qua Tết có rau bán để bù đắp phần nào thiệt hại do mưa lũ”, ông Danh nói.
Hiện tại, giá rau xanh trên địa bàn Quảng Ngãi tăng rất cao, như rau mồng tơi, xà lách, rau muống đều có giá 20 nghìn đồng/kg, rau cải răm là 12 nghìn đồng/kg, đậu cove 18 nghìn đồng/kg, rau thơm 50 nghìn đồng/kg,... tăng gấp 2, 3 lần so với thời điểm giáp Tết năm ngoái. Đây là đợt tăng giá kỷ lục từ trước đến nay.
Theo Phú Đức / Tiền phong
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó