Nông nghiệp
Lạc vào "thánh địa" của các loại nấm quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới
Trên thế giới có nhiều loại nấm mà giá trị của chúng còn được ví như vàng. Bởi lẽ không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi vị đặc biệt mà chúng còn thực sự hiếm hoi, khó nhân giống, nuôi trồng đại trà như những loại nấm thông thường khác.
Nấm Tùng Nhung (Matsutake) thường mọc ở những rừng cây Tùng có độ ẩm cao và mây mù quanh năm. Đây là một loại “gia vị” quý trong nền ẩm thực Nhật Bản và Trung Quốc.
Số lượng nấm Tùng Nhung trên thị trường rất ít vì loại nấm này không thể trồng nhân tạo mà phải nhờ cậy hoàn toàn đến tự nhiên, do đó, giá thành của thực phẩm này khá cao. Được biết, khi nhập khẩu vào Nhật Bản loại nấm này đã có giá khoảng 90 USD/ kg và sau khi trải qua quá trình chế biến mức giá bán ra lên tới 2.000 USD/ kg (khoảng 46 triệu VNĐ).
Trong số các loại nấm được dùng làm thực phẩm, Truffle đuợc xếp vào loại quý và hiếm, vì nó không thể nuôi trồng để sản xuất đại trà bằng các phương pháp công nghiệp nhân tạo. Được biết, nấm Truffle mọc sâu trong lòng đất và thường ký sinh trong lớp rễ cây sồi, do đó, dân săn nấm thường dùng đến heo nòi hay những chú chó được huấn luyện đặc biệt để tìm ra nó.
Vì vậy, chẳng ngạc nhiên gì khi giá thành của thực phẩm này lại siêu đắt đỏ và linh hoạt tùy vào sản lượng thu hoạch. Cụ thể, giá của nấm Truffle “loại thượng hạng” trên thị trường dao động từ 12000-20000 USD/kg (khoảng 276 - 460 triệu VNĐ).
Sở dĩ loại nấm này có cái tên độc đáo như vậy là vì chúng có hình thù giống như chiếc khăn che mặt của phụ nữ. Nấm khăn xếp thường sống ở khu vực phía nam châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Australia.
Loại nấm này thường được sử dụng trong các món ăn ở Trung Quốc, Scandinavia, Đông Âu và khu vực Great Lakes ở Bắc Mỹ. Được biết, việc chế biến nấm Khăn Xếp yêu cầu những đầu bếp lành nghề, bởi chúng cũng là một loại "đặc sản chết người" như cá Nóc.
Nấm trứng phân bố rộng khắp các châu lục, thường có kích thước tương đối nhỏ với đường kính chỉ khoảng 2,5 cm và được bao quanh bởi các gai li ti. Loại nấm này rất được người Hy Lạp và La Mã cổ đại ưa chuộng nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Theo tìm hiểu, nấm trứng có thể ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các vi khuẩn gây hại trong cơ thể con người.
Nấm Vân Chi là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ xa xưa ở Trung Quốc và Nhật Bản. Nó có thể ngăn ngừa các bệnh ung thư như: ung thư gan, phổi , cổ tử cung, vú.. Ngoài ra, loại nấm này còn có tác dụng kháng virus gây bệnh viêm gan B.
Nấm Vân Chi thường mọc trên những thân cây khô đã chết, theo dạng hình tròn đồng tâm. Chúng mọc thành cụm, bề mặt nấm được phủ một lớp lông mịn. Được biết, giá thành của loại nấm này rơi vào khoảng 3,2 triệu VNĐ/kg.
Theo Minh Nhật / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó