Nông nghiệp
Thạc sĩ ngân hàng bỏ việc về quê trồng rau sạch
Trang trại của nông dân Sankalp Sharma không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu mà chỉ dùng nguồn tự nhiên để cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cây trồng.
Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí và thạc sĩ quản trị kinh doanh, Sankalp Sharma làm việc trong ngành ngân hàng ở Ấn Độ hơn chục năm. Tuy nhiên vào tháng 7/2015, anh quyết định từ một chuyên viên ngân hàng về quê làm nông dân trồng rau theo phương pháp canh tác tự nhiên.
"Từ bỏ công việc tài chính lương cao để làm lại từ đầu với lĩnh vực nông nghiệp vốn nhiều bấp bênh, rủi ro không hề dễ dàng chút nào. Nhưng nếu thực sự yêu thích công việc của mình bạn sẽ học được nhiều điều và thu về niềm vui trong cuộc sống", Sankalp Sharma chia sẻ.
Sankalp Sharma từ bỏ công việc ngân hàng để trở thành nông dân. |
Một lý do khác khiến anh theo ngã rẽ này vì vốn xuất thân từ gia đình nông dân và tham gia trồng trọt từ nhỏ. Trên trang trại rộng lớn chuyên canh theo phương pháp truyền thống của gia đình mình ở vùng Vidisha thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, Sankalp dành ra hơn 4ha đất để bắt đầu trồng rau khởi nghiệp.
"Tôi cảm thấy cuộc sống quá đơn điệu khi làm việc công sở và muốn phá vỡ vòng xoáy luẩn quẩn đó. Cần phải làm cái gì đó cho riêng mình, từ đó tạo ra giá trị cho xã hội, đó chính là điều thúc đẩy tôi thay đổi", Sankalp nói.
Chàng trai 36 tuổi quyết tâm theo đuổi mô hình canh tác tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất. Anh cũng học hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức từ quỹ Zero Budget Natural Farming do ông Subhash Palekar đứng đầu, chuyên khuyến khích nông dân không dùng hóa chất, tuân theo cách thức trồng trọt truyền thống trước đây.
Trang trại tiến hành trồng xen canh nhiều loại rau và vật tư sản xuất tận dụng nguồn tại chỗ chứ không cần mua bên ngoài, giảm chi phí sản xuất. Sankalp cho rằng nhiều người cứ đổ tiền vào phân bón, thuốc trừ sâu mà quên rằng 95-98% dinh dưỡng cây trồng tích lũy từ các nguồn không khí, nước và ánh sáng mặt trời.
Trang trại của Sankalp Sharma theo phương pháp canh tác tự nhiên, không dùng hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật. |
Sankalp làm giàu đất trồng qua những nguyên liệu sinh học tự nhiên phân hủy có sẵn tại địa phương. Ví dụ như anh trồng cây họ đậu để làm cho đất giàu nitơ nên không cần bón phân đạm hữu cơ, sau đó thay đổi nhiều loại cây trồng phù hợp để kiểm soát sâu bệnh và làm mới đất. Sankalp sử dụng phân bò để bón đất và dùng nước tiểu bò cùng lá cây sầu đâu thay thế cho thuốc trừ sâu. Nhờ ứng dụng những phương pháp tự nhiên, các loại cà chua, hành tây, tỏi, gừng, ớt, đậu và ngô trồng tại trang trại trong mùa vụ này phát triển rất tốt.
Một mục tiêu khác mà Sankalp muốn thực hiện là giúp nông dân tiếp cận trực tiếp đến người tiêu dùng để cải thiện thu nhập. Càng cắt bớt nhiều khâu trung gian thì người sản xuất sẽ nhận được giá tốt nhất cho sản phẩm của mình.
"Muốn làm được điều này thì phải giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của thói quen sử dụng thực phẩm sạch, ăn uống lành mạnh. Đưa rau quả canh tác theo phương pháp tự nhiên ra thị trường là cách quảng bá tốt, vừa giúp người dùng sử dụng sản phẩm chất lượng vừa tăng cao lợi nhuận cho nông dân", Sankalp cho hay.
Tuy nhiên Sankalp nhìn nhận để vận hành mô hình trang trại xanh thành công phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó quan trọng nhất là điều kiện thời tiết thường xuyên biến đổi gây nên nguy cơ mất mùa cao, dịch hại cây trồng.
Dù có thể ngừng công việc nhà nông vất vả bất cứ lúc nào để quay lại chốn văn phòng nhưng anh không nản chí mà vẫn theo đuổi con đường đã chọn. Sankalp tin rằng sau giai đoạn khởi đầu khó khăn thì khoảng 2-3 năm nữa trang trại sẽ bắt đầu cho doanh thu cao với năng suất vượt trội.
"Để khởi nghiệp bạn cần can đảm khi đối mặt với nhiều rủi ro cùng những khoản vay để đầu tư ban đầu. Nên tận dụng tất cả các nguồn hỗ trợ, tham khảo ý kiến gia đình và bạn bè, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm thực tế... Nhưng điều quan trọng nhất để thành công là phải tự tin vào bản thân mình trước", Sankalp nhấn mạnh.
Theo Minh Trí / Vnexpress
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó