Nông nghiệp
Thuốc trừ cỏ sinh học có thay thế được thuốc trừ cỏ hóa học?
Lâu nay, thuốc trừ cỏ có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp giảm công lao động của nông dân. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ hiện nay đã đến mức báo động, có thể để lại nhiều hệ lụy cho sản xuất và môi trường...
Sử dụng thuốc trừ cỏ khó kiểm soát
Chia sẻ tại hội thảo “Thực trạng – thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều và khó kiểm soát.
Phần lớn người nông dân hiện vẫn sử dụng thuốc trừ cỏ dựa vào thói quen (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Thơ
Ông Nguyễn Văn Hưng - chuyên viên cao cấp, Vụ Nông nghiệp (Văn phòng Chính phủ) kiến nghị, cần sớm xây dựng chiến lược sử dụng thuốc BVTV Việt Nam trong 10-15 năm tới với mức giảm 30-40% mỗi năm, đặc biệt trên lúa, rau, chè, quả, vùng nông sản xuất khẩu; giảm số lượng hoạt chất trong danh mục xuống 30-40%, nâng tỷ lệ thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường lên 40-60% từ nay đến năm 2020. |
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, trong các năm 2015 – 2017, trung bình Việt Nam nhập khẩu khoảng 120.000 tấn thuốc BVTV/năm, trong đó trên 40% là thuốc trừ cỏ. Thuốc trừ cỏ được dùng trên mọi đối tượng cây trồng, trong đó dùng trên lúa là nhiều nhất.
Ông Hùng viện dẫn số liệu của Viện Tài nguyên môi trường quốc tế cho thấy: Khối lượng hoạt chất thuốc BVTV trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam cao hơn hẳn một số nước trong khu vực. Cụ thể, con số này ở Việt Nam là 2kg/ha, trong khi tại Thái Lan là 1,8kg/ha, Bangladesh là 1,1kg/ha và Senegan chỉ là 0,2kg/ha.
Theo PGS - TS Nguyễn Xuân Hồng - nguyên Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NNPTNT), trong số các loại thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng với khối lượng nhiều và phổ biến nhất do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao. Nếu không có tác động của các biện pháp BVTV, sâu bệnh hại và cỏ dại có thể làm giảm năng suất cây trồng 70-75%, trong đó riêng cỏ dại làm giảm năng suất 40-45%.
Hiện nay, danh mục thuốc trừ cỏ được phép sử dụng tại Việt Nam gồm 234 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất với 713 tên thương phẩm. Ông Hồng đánh giá: Những năm gần đây, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng trong sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Pháp luật về quản lý thuốc trừ cỏ đã khá đầy đủ, đồng bộ, hài hòa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ để phân tích, kiểm định chất lượng về thuốc BVTV cũng từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, theo ông Hồng, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn nhỏ, manh mún, hiểu biết của người sử dụng thuốc còn hạn chế. Phần lớn người nông dân hiện vẫn sử dụng thuốc dựa vào thói quen. Trong khi đó, số lượng cửa hàng và người buôn bán thuốc còn quá nhiều, điều kiện kinh doanh còn lỏng lẻo, lực lượng thanh tra mỏng. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trên địa bàn quản lý chưa được quan tâm và phát huy đúng mức.
Cũng theo ông Hồng, hiện một số hoạt chất thuốc trừ cỏ có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường đã được loại bỏ (Paraquat, 2,4D); hoạt chất Glyphosate cũng đang bị tạm dừng đăng ký, khảo nghiệm mới và cân nhắc về khả năng loại khỏi danh mục.
Sử dụng phương pháp phi hóa học
Nông dân phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phun thuốc bảo vệ thực vật tại ruộng hoa. Ảnh: A.T
Để quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ một cách hiệu quả, theo ông Hồng, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuốc theo hướng chặt chẽ, đủ sức răn đe, có thể áp dụng kỹ thuật camera giám sát việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng để phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Trong khi đó, GS - TS Nguyễn Văn Tuất (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, mặc dù Glyphosate – một loại thuốc trừ cỏ thế hệ mới nhanh chóng phân hủy trong đất - có hiệu quả trong sản xuất nhưng bất kỳ nỗ lực nào để kiểm soát tất cả cỏ dại chỉ bằng thuốc diệt cỏ sẽ có khả năng thất bại vì khả năng thích ứng nhanh của chúng. “Cần phải luân phiên sử dụng các chất diệt cỏ đã được phê duyệt và bổ sung chúng bằng các phương pháp phi hóa học, từng bước tiến dần đến sử dụng thuốc trừ cỏ sinh học” – GS Tuất nói.
Còn theo TS Nguyễn Trường Thành - nguyên Trưởng Bộ môn Thuốc, cỏ dại và môi trường (Viện BVTV), thực ra quản lý thuốc diệt cỏ không đáng ngại bằng thuốc trừ sâu bởi cơ chế của thuốc trừ cỏ là tác động trực tiếp vào cơ chế sinh trưởng của cỏ, ít tác động đến những đối tượng khác. Điều cần quan tâm là tạp chất trong thuốc và cần quản lý thuốc trừ cỏ một cách thận trọng trên cơ sở các đánh giá khoa học.
Theo Anh Thơ / Dân Việt

TIN TỨC KHÁC :
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
Kỹ thuật trồng chuối đỏ
Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
Kỹ thuật nuôi Cua đồng
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
Kỹ thuật nuôi Trăn
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó