Nông nghiệp
Trồng cà pháo cắn giòn tan, vào mùa cứ 1 tuần là lời 1 triệu
Năm nào ông Nguyễn Văn Lâm, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cũng dành 1 sào đất để trồng cà pháo. Chỉ tay về ruộng cà trĩu quả, ông Lâm cho hay, một tháng nay cà cho thu hoạch rộ. "Cứ 1 tuần tôi thuê người hái cà một lần, được trên dưới 2 tạ, với giá bán hiện tại là 6.500 - 7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lời khoảng 1 triệu đồng...".
Nhiều năm nay, thay vì bám vào các cây trồng kém hiệu quả, người dân ở xã Bình Hòa và Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã chuyển sang mô hình trồng cà pháo. Cà pháo dễ trồng, cho thu nhập cao, là loại cây trồng có đầu ra ổn định nhất trong các loại rau quả.
Mấy năm nay, người dân ở xóm Hải An, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải đã dành một phần diện tích đất đồi trồng keo để trồng cây cà pháo. Hiện nông dân đang bước vào thu hoạch rộ cà pháo. Thôn Hải An cũng được gọi là “thủ phủ cà pháo” bởi có diện tích trồng cà pháo lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi.
Len lỏi trong rừng keo bạt ngàn, ruộng cà nhà ông Nguyễn Văn Lâm đang rộ quả, bốn chị em phụ nữ mỗi người mang theo một cái giỏ đi chợ đang lúi húi hái cà để chủ hộ kịp xuất bán cho thương lái. Gia đình ông Lâm có thâm niên trồng cà khoảng 10 năm nay.
Theo nhận định của nông dân xã Bình Hải, cà pháo dễ trồng, cho thu nhập cao, đầu ra ổn định.
Năm nào ông Lâm cũng dành 1 sào đất để trồng cà pháo. Bà con mua hạt về ươm giống và xuống giống khoảng tháng 11 âm lịch, 3 tháng sau, cà bắt đầu ra hoa, kết trái và cho thu hoạch lứa đầu tiên. Cà pháo cho thu hoạch liên tục trong khoảng thời gian 6 - 7 tháng.
Chỉ tay về ruộng cà trĩu quả, ông Lâm cho hay, một tháng nay cà cho thu hoạch rộ, cứ một tuần tôi thuê người hái cà một lần, được trên dưới 2 tạ, với giá bán hiện tại là 6.500 - 7.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lại khoảng 1 triệu đồng. Sau mỗi lần thu hoạch chỉ cần tưới nước, bón phân, trái sẽ lớn nhanh một tuần sau lại tiếp tục thu hoạch.
Một sào cà chi phí đầu tư vài trăm nghìn đồng, nhưng lãi 7 - 8 triệu đồng. Nếu cất công chăm sóc tốt lợi nhuận có thể lên đến 10 triệu đồng hoặc gấp đôi nếu gặp năm cà được giá.
Ông Lâm nhẩm tính: Một sào bắp đặng mùa được 4 tạ, với giá bán 6.000 đồng/kg, cao lắm cũng lời chưa được 2 triệu đồng, còn cà pháo, mất mùa cũng được 2 tấn, gấp 4 - 5 lần, 1 vốn 10 lời. Có năm, giá cà lên đến 14.000 - 15.000 đồng/kg. So với cây ớt, dưa gặp thời điểm được giá vượt trội thì cà pháo không sánh bằng, nhưng nó là cây trồng có giá cả, đầu ra ổn định nhất.
Với ưu thế nổi trội của cây cà pháo, 2 năm nay, gia đình nông dân Phạm Văn Thuần, ở thôn 4, xã Bình Hòa cũng chuyển 2 sào đất chuyên trồng dưa sang trồng cà pháo.
“Cây cà ưa nắng, nó cần ánh sáng mạnh để ra hoa và cần nước để nuôi thân và trái. Thân cây càng cao lớn là lúc cà đạt năng suất cao nhất. Năm nay, thời tiết thường xuyên có mưa nên cà cho năng suất cao”- ông Thuần cho biết.
Nông dân ở xã Bình Hải, Bình Hòa vào mùa thu hoạch rộ cà pháo.
Theo ông Thuần, trồng dưa, ớt phập phồng, năm được năm mất, còn cà pháo giá cả ổn định, dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, ít tốn công, thỉnh thoáng cũng gặp bệnh quả cà vàng như cà kiểng nhưng không nhiều.
Bà con nông dân chia sẻ cách chăm sóc để cà pháo cho năng suất cao là từ lúc trồng đến lúc ra hoa, cà rất cần giữ độ ẩm nên bà con phải tưới nước thường xuyên. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn và xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, thúc cho bộ rễ phát triển, chống đổ ngã cho cây.
Thời gian sinh trưởng cây cà mọc nhiều là xum xuê, là bị thiếu ánh sáng, vì vậy, cần tỉa lá để thoáng ánh sáng và gió, giúp cà ra nhiều quả. Vì chúng cho thu hoạch kéo dài trong thời gian 6 - 7 tháng nên tốn nhiều phân bón để nuôi cây, đặc biệt là phân chuồng.
Theo bà con nông dân, cà pháo có đầu ra ổn định nhất trong cây trồng hiện nay. Họ thu hoạch xong chở đến điểm thu mua, cân và nhận tiền liền, không phải lo đầu ra vì không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như dưa và ớt.
Thị trường tiêu thụ của cà pháo khắp nơi, mạnh nhất là các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và các tỉnh phía Bắc. Cà pháo được thu mua về, các thương lái sẽ bán cho các cơ sở chế biến cà muối.
Cà pháo là cây truyền thống, trước đây, nông dân thường chỉ trồng với diện tích ít ỏi để sử dụng trong gia đình. Nhưng vài năm trở lại đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng này, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Hải, Bình Hòa đã chuyển từ trồng bắp, mì luân canh với cây keo trên đồi để trồng cà pháo. Đây là mô hình canh tác lấy ngắn nuôi dài hiệu quả, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân...
Theo C.P (Báo Quảng Ngãi)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó