Nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị

Ngày đăng: 2017-10-06 07:44:21


Nông nghiệp đô thị được xem là chủ đề mới trong phát triển nông nghiệp và là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị.

 

Sáng nay (5/10) tại tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đô thị”.

ung dung cong nghe cao trong san xuat nong nghiep do thi hinh 1
Mô hình này thích hợp với diện tích hẹp

Nông nghiệp đô thị được xem là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị, sản xuất chế biến và cung ứng các lượng thực, thực phẩm tươi sống, hoa sinh vật và thực vật cảnh, dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cần nhiều đất đai, không gây ô nhiễm môi trường; sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị; tăng không gian xanh và là tiềm năng cho phát triển du lịch đô thị.

Nông nghiệp đô thị được xem là chủ đề mới trong phát triển nông nghiệp. Nếu như trước đây chỉ chủ yếu tập trung cho cây, con chủ lực phục vụ tái cơ cấu, thì nay với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị đã hình thành mảng nông nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dung lương thực, thực phẩm cho đô thị, đây là xu hướng tất yếu. Với vai trò quan trọng tự cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho nội đô, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và tạo cảnh quan cho đô thị xanh, sạch, đẹp và là tiềm năng cho phát triển du lịch.

Theo ông Trần Văn Khởi, Quyền giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đô thị hiện nay gặp phải là diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa phát huy hết tiềm năng. Ngoài ra, sự phát triển của mô hình này chưa ổn định do tác động của đô thị hóa.

ung dung cong nghe cao trong san xuat nong nghiep do thi hinh 2
Mô hình nông nghiệp đô thị

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp đô thị cũng sẽ bị ảnh hưởng do sinh hoạt đô thị tác động, nước thải, không khí… Do đó, khi phát triển nông nghiệp đô thị cần tập trung vào những loại cây, con có giá trị kinh tế cao, từ giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật cây trồng và một trong những vấn đề quan trọng là liên kết để tiêu thụ sản phẩm.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, sẽ hình thành khoảng 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng, an toàn và có sức cạnh tranh, từ đó đưa tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước./.


Theo Phạm Hải/VOV-ĐBSCL





TIN TỨC KHÁC :