Nông nghiệp
Vườn rau thủy canh xanh không tỳ vết giá bạc tỷ của chàng trai Đồng Tháp
"Xanh không tỳ vết" là những lời thốt lên của những người "may mắn lạc vào" vườn rau thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường, ấp 1, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vườn rau thủy canh này được anh Cường đầu tư bài bản và có giá trị bạc tỷ.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mô hình canh tác rau thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Xuân Minh đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng.
Vườn rau thủy canh được ví "xanh không tỳ vết" của anh Nguyễn Phước Việt Cường.
Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong việc lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn để sử dụng, anh Việt Cường đã chịu khó nghiên cứu tài liệu để thu thập những kiến thức liên quan và đi thực tế để học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch.
Giữa năm 2017, anh Cường trồng 3.000m2 rau theo phương thức thủy canh. Anh chia sẻ: “Trồng rau thủy canh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Với diện tích khoảng 3.000m2, tôi phải đầu tư khoảng 2,2 tỷ đồng để mua các thiết bị phục vụ sản xuất gồm: hệ thống ống rau, lắp mái che, hệ thống phun sương, bơm tưới... Sau gần vài tháng thi công, hệ thống trồng rau của tôi mới hoàn thiện. Tuy nhiên, điều làm tôi lo lắng nhất là phương pháp trồng rau này hoàn toàn mới mẻ, chưa ai trên địa bàn huyện có kinh nghiệm để mình học hỏi thực hiện”.
Và thực tế, mô hình trồng rau thủy canh đã gặp khó ngay từ khi trồng thử nghiệm lứa rau đầu tiên. Nguyên nhân là do thời tiết ở địa phương nắng nóng, nhiệt độ trong khu vực trồng rau cao, ống nhựa hấp nhiệt làm nhiệt độ nước trong ống tăng cao khiến cho cây rau không phát triển nổi. Để khắc phục nhược điểm này, anh Cường đã dùng màn che phía trên cho bớt nắng và đặt chế độ bơm nước tự động. Cách làm này giúp cho cây luôn trong tình trạng mát mẻ. Sau khi thực hiện, lượng cây nảy mầm đạt tỷ lệ cao và quá trình phát triển của cây được cải thiện đáng kể.
Phương pháp thủy canh này giúp cây phát triển tương đối tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ cây nảy mầm đạt trên 90%. Đồng thời, cây sẽ phát triển nhanh hơn so với phương pháp trồng ngoài đất, thời gian thu hoạch nhanh. Bằng cách xuống giống xen kẽ, ngày nào vườn rau thủy canh của anh Cường cũng có rau sạch cung ứng cho thị trường. |
Theo anh Việt Cường, kỹ thuật trồng rau thủy canh không khó, ban đầu hạt giống được ươm trong các tấm xốp đã được xử lý nấm bệnh, sau 1 tuần cây con được đưa ra cấy vào các lỗ trên giàn ống. Bên trong hệ thống đường ống có chứa dịch thủy canh với thành phần dinh dưỡng phù hợp được pha với nước. Trong đó hoàn toàn không có chất kích thích sinh trưởng hay thuốc trừ sâu bệnh, nước được bơm từ bể chứa lên đi theo đường ống để cung cấp dinh dưỡng cho rau phát triển. Hệ thống này được thiết kế bơm tưới tự động nên từ khi trồng cho đến khi thu hoạch sẽ không phải tưới nước.
Bài bản và chuyên nghiệp là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi tới thăm vườn rau thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường. Nhiều người sẽ khá bất ngờ với một không gian xanh, sạch và thoáng. Không còn hình ảnh người nông dân phải vất vả chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây rau nữa mà thay vào đó là hệ thống sản xuất hoàn toàn tự động.
Vườn rau ăn lá của anh gồm nhiều loại: rau muống, cải xanh, xà lách, cải ngọt, dưa leo... được chia thành từng khu riêng để tiện chăm sóc và thu hoạch. Có tầng rau đang chờ cắt, có tầng mới xuống cây. Rau được trồng theo phương pháp thủy canh nên không bị các loại côn trùng gây hại cắn phá.
Với mô hình này, anh Cường không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, mỗi ngày vườn rau thủy canh của anh cho thu hoạch khoảng 200kg rau các loại. Thời gian tới, anh Cường dự định sẽ kết nối để đưa rau thủy canh vào tiêu thụ tại hệ thống Siêu thị Co.opmart và SatraFoods...
Ông Huỳnh Thanh Sơn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh cho biết: “Đây là mô hình đầu tiên ở huyện áp dụng canh tác thủy canh hiện đại cho vườn rau màu. Việc sản xuất này sẽ nâng cao hiệu quả tối đa diện tích canh tác, tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt. Thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương sẽ có hướng hỗ trợ các thủ tục để công nhận sản phẩm đạt chuẩn VietGAP; các chương trình khuyến nông; hướng dẫn hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân”.
Đến thăm mô hình trồng rau thủy canh của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Xuân Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương phấn khởi và đánh giá cao tính tiên phong trong sản xuất nông sản sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, Chủ tịch Nguyễn Văn Dương mong muốn đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ người sản xuất học tập và cải tiến quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại để cung ứng các sản phẩm ngày càng chất lượng phục vụ thị trường... |
Theo Khánh Phan (Báo Đồng Tháp)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó