Hoa quả
Cách làm cho cây sung sai quả
Cây sung là loại cây gỗ lớn, sống lâu năm. Ngoài tự nhiên cây hay mọc nơi đất ẩm như bìa rừng, ven ao hồ sông suối.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sung cảnh ra quả
Cách chọn mua loại sung hay ra quả
Nhiều người không sành đã mua phải những cây sung cảnh bán rong trên đường phố mặc dù cây còn nhỏ mà sai chi chít quả, về nhà vài ngày mới phát hiện ra là quả sung được gắn bằng keo con voi! Bạn hãy quan sát kỹ trên lá, nếu lá to hình mũi giáo, lá non có lông cả 2 mặt, lá già cứng, nhẵn, trên lá thường có những mụn nhỏ (do con sâu thuộc họ Psyllidae ký sinh) gọi là “vú sung” thì sớm muộn gì cây cũng sẽ cho quả, nếu không thấy các đặc điểm nêu trên thì có thể là giống không cho quả hoặc khó ra quả. Để chắc ăn nhất thì ta nên tự chiết lấy cành của những cây sai quả, hoặc lấy quả chín gieo xuống đất cho thành cây con, đỡ phải lăn tăn.
Làm thế nào để cây sung ra nhiều quả?
Trong tự nhiên, bạn thường thấy cây sung nào cũng có quả hết đúng không? Vậy ta làm sao cho cây trồng trong chậu cũng có điều kiện giống tự nhiên là được rồi.
1. Trước hết, ta thường thấy sung trồng cạnh bờ ao bởi người nông dân ai cũng biết rằng sung rất ưa nước. Nếu đất khô vài ngày sung rất dễ bỏ cành. Để cung cấp nước cho cây, bạn có thể lắp hệ thống phun sương hoặc hệ thống tưới nước nhỏ giọt. Đơn giản nhất là ta ngâm cây vào một khay nước mỏng có bề mặt thoáng, rộng.
Nên thường xuyên tưới thật nhiều nước để nước trong khay luôn sạch, tránh việc tù đọng nước sinh nấm bệnh.
2. Ngâm cơm nguội trong nước lã (cẩn thận đừng để lẫn mắm muối vào) chừng 3 ngày cho cơm chua thì chắt lấy nước đem tưới cây, tuần tưới 1 lần. Ngoài ra không nên bón phân gì cả. Nếu bạn không chuyên tốt nhất đừng bón bất kỳ loại phân hóa học nào cả vì thường là người ta thích cây lớn nhanh nên bón phân thật nhiều, dẫn tới cây ngộp không lấy được nước và chết.
3. Sung là loài ưa nắng, có thể để nơi 100% nắng nếu như đủ nước. Nếu bạn để chỗ râm ví dụ như dưới tán lá một cây to chẳng hạn thì sung sẽ không quang hợp được dẫn tới bỏ cành.
4. Sau một thời gian áp dụng 3 biện pháp chăm sóc như trên bạn sẽ thấy cây đâm chồi non thật nhiều. Đừng vặt lá mà cứ kệ vậy cho cây khỏe, có sức tạo quả. Ta sẽ chọn ra 4-5 chồi ở trên thân để mọc dài khoảng 20cm thì vặt lá. Những chồi này sẽ là đài quả. Khi quả mọc nhiều trên đài rồi thì sửa tán lại cho gọn vì bây giờ cây đã đủ sức để nuôi quả.
Một vài lưu ý
- Sau mỗi đợt sung ra quả và rụng hết sẽ còn lại đài quả bám vào thân cây mẹ, sang năm từ đài quả này sẽ nảy ra quả mới. Nếu cắt bỏ những đài quả này thì cây sẽ không phát quả đúng vị trí đó nữa, quả sung sẽ mọc ra ở những chỗ mới nơi thân đủ già.
- Có người khuyên vặt bỏ hết lá và cắt nước 15-20 ngày, cây sẽ ra chồi mới và quả. Không biết tác dụng thế nào nhưng việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cây. Chỉ cắt nước 3 ngày mùa hè là cây đã héo và bỏ lá rồi.
- Lại có người khuyên khía sâu vào thân cây chỗ già, quả sẽ xuất hiện chỗ vết khía này. Điều này thì đúng về nguyên tắc bởi làm như vậy chồi mới sẽ xuất hiện chỗ vết cắt do bị ứ nhựa. Tuy nhiên cách làm này mất thẩm mỹ. Cách bền vững hơn là chăm cây thật khỏe để chồi tự mọc khắp thân và ta sẽ chọn chồi ưng ý làm đài quả.
Trích nguồn: Kỹ thuật trồng bonsai Ninh Bình
Từ khóa: mẹo trồng cây sung ra trái nhiều, kỹ thuật trồng sung cho trái sai, cây sung trái um sùm, chậu sung trái nhiều, cách chăm sóc sung cho trái nhiều, cách chăm sóc cây sung cho trái nhiều, cung cấp cây sung
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó