Hoa quả
Cắt tỉa tạo dáng cho Bonsai
1.Cắt tỉa định hướng cho thân chính
Cắt tỉa cho những cây Bonsai hiện quá xấu, quá to hoặc quá thẳng, ít nhánh thì có thể cắt bỏ ngọn và định hình cho chồi nào hoặc nhánh nào sẽ trở thành ngọn để thay thế ( lấy nhánh thay ngọn). Bằng cách cắt tỉa bỏ ngọn nhiều đợt. Sau nhiều năm, ta có thân cây với gốc to, ngọn nhỏ và uốn lượn mềm mại, không còn thuôn đuột nữa.
2.Cắt tỉa nhánh
Xác định những nhánh nào cần phải loại bỏ : chất lượng của Bonsai tùy thuộc phần lớn vào sự cắt tỉa này. Dĩ nhiên là thế ( dáng) kiểng đã được “gợi ý” khi ta nhìn ngắm cây nguyên liệu.
Các nguyên tắc cắt tỉa cơ bản ở giai đoạn này là:
- Nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên, các nhánh phân bố theo đường xoắn ốc quanh thân cây từ dưới lên tới ngọn và các nhánh ngắn dần từ dưới lên đến ngọn tạo nên tán lá hình khối chóp.
- Chiết giảm, đơn giản hóa bóng dáng của cây: cắt tỉa bỏ những nhánh ở vị trí không đẹp hoặc những nhánh vô ích.
- Nếu có 2 nhánh mọc đối nhau thì cắt tỉa bỏ 1 trong 2 nhánh ấy và phải cắt sát thân cây.
- Nếu có nhiều nhánh xuất phát từ một mực trên thân cây thì chỉ giữ lại một nhánh thôi và loại hết các nhánh kia. Như vậy ta sẽ có một cấu trúc nhánh mọc xen, phù hợp với cách bố trí nhánh phổ biến ở kiểng Bonsai.
- Loại bỏ những nhánh xuất phát từ giữa một nạng hai.
- Loại bỏ những nhánh con mọc chằng chịt làm cho dáng cây trở nên quá rờm rà và “nặng nề”. Vết cắt các nhánh nên lõm vào là tốt nhất, hoặc cắt bằng, sát thân, cành, không cắt chừa lồi ra.
- Cắt bỏ ngọn nếu:
+ Tàng ngọn không đẹp, để thay thế bằng một nhánh to ở phía dưới (lấy nhánh làm ngọn), vết cắt này sẽ nằm về phía sau hay phía trên của cành uốn lên làm ngọn. Vết sẹo này không ở ngay mặt tiền của cây mà xéo một góc 45o so với trục thân. Thân còn lại cao cỡ 3 -4 lần đường kính gốc.
+ Muốn tạo một tàng cây có nhiều nhánh sum suê ( kiểu chổi Hokidachi).
- Cắt bỏ những nhánh ở gần gốc của thân cây nếu muốn tạo kiểu chổi (Hokidachi), kiểu nhân văn (Bunjingi) hay rừng cây…
- Cắt ngắn bớt những nhánh lớn quá dài. Nhánh của các cây già có xu hướng quằn xuống nên các nhánh mọc đứng lên trên ít khi tạo được một dáng vẻ già tự nhiên cho cây. Vậy nên cắt ngay phía trên của một chồi đang ló ra ở mặt dưới của nhánh, như vậy ta sẽ có một nhánh hướng xuống dưới. Nếu cắt ngay phía trên của một chồi hướng lên trên, thì cây sẽ mọc đứng, sau này khó uốn nắn cho nó oằn xuống. Một nhánh cây lý tưởng phải là một nhánh nhỏ dần từ chỗ gắn vào thân cây ra đến đầu nhánh. Điều nên tránh ( và điều này có thể do cắt tỉa quá gắt gao) đó là một nhánh rất dày ở khoảng ¾ chiều dài, rồi đột nhiên hẹp lại thành một đọt mảnh mai ở phía ngọn.
- Cắt bỏ những nhánh khô héo hoặc đã chết, trừ trường hợp ta muốn giữ nhánh khô nào đó ở vị trí nổi bật để tạo thế kiểng Saramiki làm tang vẻ già cỗi của cây.
Lưu ý :
- Cân nhắc kỹ trước khi loại bỏ một nhánh quan trọng vì khi cắt sát thân cây thì nhánh sẽ không mọc lại ở đó nữa. Nếu cắt lầm thì sau này muốn sửa chữa bắt buộc phải dùng kỹ thuật ghép để thay thế. Vì vậy tốt nhất là nên vẽ phác họa cây Bonsai của mình trên tờ giấy với những cành nhánh tự nhiên vốn có rồi xóa thử cành muốn cắt bỏ, nếu được thì hẳn cắt, nếu không thì phải giữ lại.
- Sắp xếp các nhánh thành tầng hoặc khối, sao cho khi : Nhìn ngang vẫn thấy có khoảng cách giữa các tầng, các khối; nhìn từ trên xuống thì các nhánh phải bố trí theo hình rẽ quạt hay hình tia.
3.Thao tác cho việc cắt tỉa
- Vết cắt phải “ngọt”, xéo và lõm vào thân cây cho mặt cắt mau liền sẹo.
- Nếu phải dùng cưa nhỏ để cắt, thì sau đó nên gọt mặt cắt lại bằng kềm cắt hoạch bằng dao bén.
-Trong mọi trường hợp dụng cụ cắt phải thật bén và thật sạch.
–Nếu cắt tỉa nhiều cây thì trước khi sang qua cây cắt khác nên lướt các lưỡi kéo hoặc dao ngang qua một ngọn lửa (quẹt ga) để tánh truyền bệnh virus nếu có.
-Trám vết cắt bằng mastic ( nếu có) hoặc keo chống thấm (latex) hoặc dùng mỡ bò có trộn ký ninh theo công thức sau đây:
+ 20 viên ký ninh tán nhỏ hòa với 100g mỡ bò.
+ Đun cho sệt, để nguội dùng dần.
+Cũng có thể dùng dầu chai ( trét ghe thuyền) để bôi các vết sẹo này.
4.Cắt tỉa rễ
Thao tác cốt yếu để tạo kiểng Bonsai, vì sự giảm bớt hệ thống rễ góp phần trực tiếp làm cho cây lùn.
Cắt tỉa bỏ rễ cái – Cắt ngắn hoặc cắt bỏ một số rễ lớn khác. Giữ lại các rễ con, rễ cám. Sửa lại hệ rễ cho tỏa đều, không đan chéo nhau.
Từ khóa: hướng dẫn cách tỉa cành tạo dáng cho bonsai, kỹ thuật tỉa cành tạo dáng cho bonsai, tỉa dáng cây bonsai, vườn trồng bonsai, mua bán cây bonsai, bán bonsai đẹp, bonsai dáng đẹp, hội sinh vật cảnh
Theo Theo Lê Công Kiệt – Nguyễn Thiện Tịch / Sinh vật cảnh Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó