Hoa quả
Giới thiệu giống cây trồng dễ trồng - nhanh ra trái - cho năng xuất cao - giá trị cao.
Hiện nay trên thị trường rất nhiều loại giống cây ăn trái. Điều này làm cho người trồng rất dễ hoang mang khi lựa chọn loại giống .
- Với 1 số giống dù trái rất ngon nhưng công đoạn chăm sóc cây rất khó khăn, phải xử lý sâu bệnh liên tục, hoặc 1 số loại dễ trồng nhưng ra trái rất ít, thậm chí không có trái, nếu có trái thì cũng không ngon, và một số giống dù dễ trồng nhanh ra trái nhưng lại gặp rất nhiều sâu bệnh hại cây. Nếu không có tham khảo kinh nghiệm của những người trồng trước thì rất khó lường trước.
- Nắm được yêu cầu trên Hoàng Long xin chia sẽ 1 số loại giống đạt năng xuất cao, dễ trồng, nhanh ra trái, chất lượng trái ngon, giá trị trái cao, thậm chí trồng chậu ra trái tốt để mọi người tham khảo.
1. Giống Táo thái
- Đây là loại giống có khả năng ra trái sau 3-5 tháng trồng từ cây ghép. Có khả năng đậu trái nhiều mà không có hiện tượng suy cây. Đặc biệt là cây không gai, không kén đất, rất dễ trồng. Ra trái liên tục, quanh năm.
- Trái táo thái thuộc loại ngon nhất nhì trong các loại táo có mặt ở VN. Trái to bằng trái chanh trở lên, vị giòn, ngọt, thanh.
- Giống này trồng chậu vẫn ra trái tốt.
Sâu bệnh:
- Táo thái thường bị rầy nâu làm cây ít đậu trái và lá quắn lại, nếu để lâu cây sẽ chết. Loại thuốc trị hiệu quả là Actara.
- Vòi đục trái và chim chóc thường ăn những trái táo sắp chín. Cách phòng chống hiệu quả và không dùng thuốc là sử dụng màng bọc trái để bảo vệ khi trái còn nhỏ.
Táo thái trồng dưới đất sau 5 tháng. Cao 60cm. trái ra đầy cây. |
2. Giống Ổi lê Đài Loan (Ổi lê ngọt)
- Đây là loại giống có khả năng ra trái sau 3-5 tháng trồng từ cây chiếc. Có khả năng đậu trái rất nhiều trên 1 cây, cây trồng sau tám tháng có thể đạt hơn 100 trái/cây. Đặc biệt là loại ổi không kén đất, rất dễ trồng. Ra trái liên tục, quanh năm.
- Trái ổi lê thuộc loại ngon nhất trong các loại ổi có mặt ở VN. Trái to từ 200-350gr, vị giòn, độ ngọt cao, vị thanh. Không cứng và có vị chát như các giống ổi khác.
- Giống ổi lê trồng chậu ra trái tốt.
Chăm sóc:
- Ổi lê ra trái hoàn toàn tự nhiên, không cần phải xử lý để ra trái như những giống ổi khác.
- Khi cây đậu quá nhiều trái nên lặt bỏ bớt để các trái còn lại phát triển lớn. Nếu để quá nhiều trái, cây sẽ có hiện tượng suy kiệt sau khi trồng, trái nhỏ lại do cây không đủ chất nuôi hết trái.
Sâu bệnh:
- Ổi thường bị rầy nâu làm cây ít đậu trái và lá quắn lại, nếu để lâu cây sẽ chết. Loại thuốc trị hiệu quả là Actara.
- Vòi đục trái và chim chóc thường ăn những trái ổi sắp chín. Cách phòng chống hiệu quả và không dùng thuốc là sử dụng màng bọc trái để bảo vệ khi trái còn nhỏ.
Một cành ổi lê |
Một số giống ổi khác Hoàng Long đã dừng bán giống vì những lý do sau:
- Ổi không hạt: dù ngon nhưng công đoạn xử lý để ra trái rất khó khăn. Buộc phải cắt đọt, bón phân để cây đậu trái. Hơn nữa giống này lại rất kén đất và hay chết nhát.
- Ổi Long khánh: đây là loại ổi trái lớn có thể đạt tới 1kg. Nhưng bù lại phải trồng rất lâu mới có trái. Và số lượng trái rất ít so với cây. Vị trái cũng không ngon, quá cứng và chát.
- Ổi xá lị: loại giống này có rất nhiều ưu điểm nhưng trái quá nhiều hạt, độ ngọt không cao. Cây sau 1 thời gian trồng trái sẽ nhỏ xuống. Không phù hợp để phát triển lâu dài. Quan trọng nhất là giá trái khi thu hoạch rất rẻ.
3. Giống Cóc thái
Chùm cóc thái |
- Đây là loại giống có khả năng ra trái sau 5-8 tháng trồng từ hạt. Có khả năng đậu trái rất nhiều trên 1 cây, trái ra theo chùm từ 12-30 trái. Đặc biệt là loại cóc không kén đất, rất dễ trồng. Ra trái liên tục, quanh năm.
- Trái cóc thái khi còn chưa chín có độ giòn, thanh, chua vừa phải. Rất dễ ăn. Trái to nhất bằng trái chanh.
- Giống cóc thái trồng chậu ra trái tốt.
Chăm sóc:
- Mỗi cành cóc sẽ chỉ có 1 bông để đậu trái. Vì vậy sau mỗi đợt trái nên cắt bỏ các cành đã có trái giúp cây tẻ cành để sau này ra nhiều trái hơn
- Khi cây đậu quá nhiều trái nên lặt bỏ bớt để các trái còn lại phát triển lớn. Nếu để quá nhiều trái, cây sẽ có hiện tượng suy kiệt sau khi trồng, trái nhỏ lại do cây không đủ chất nuôi hết trái.
- Khi cây có nhiều trái trong chậu nên dùng cây chống 4 góc để đề phòng gió thổi làm cây động rễ, chết cây.
- Cóc thái rất nhạy cảm khi thay đổi vị trí trồng và thời tiết. Cho nên hạn chế tối đa việc chuyển chỗ cho cây. Nếu không rất dễ gặp hiện tượng cây rụng lá hàng loạt
Sâu bệnh:
- Cóc thái bị rầy nâu làm cây ít đậu trái và lá quắn lại, nếu để lâu cây sẽ chết. Loại thuốc trị hiệu quả là Actara.
4. Mận an phước
- Đây là loại giống có khả năng ra trái sau 12 tháng trồng từ cây chiếc hoặc ghép. Có khả năng đậu trái rất nhiều trên 1 cây. Đặc biệt là loại mận không kén đất, rất dễ trồng. Ra trái theo mùa, 1 năm có 2 lần ra trái.
- Trái mận an phước có độ ngọt cao, không hạt, ruột đặc.
- Giống mận trồng chậu được nếu trồng từ cây chiếc hoặc ghép.
Chăm sóc:
- Mận an phước thường gặp hiện tượng cây quá tốt khi trồng chậu. Toàn nuôi lá và không có dấu hiệu ra bông. Cách xử lý tốt nhất là bỏ khô, không tưới cây từ 3-7 ngày cho cây vàng và rụng bớt lá. Sau đó rải phân hữu cơ và tưới nước lại. Khoảng 1 tháng sau cây sẽ ra đọt và ra bông lại.
Sâu bệnh:
- Mận an phước bị rầy nâu làm cây ít đậu trái và lá quắn lại, nếu để lâu cây sẽ chết. Loại thuốc trị hiệu quả là Actara.
- Vòi đục trái và chim chóc thường ăn những trái mận sắp chín. Cách phòng chống hiệu quả và không dùng thuốc là sử dụng màng bọc trái để bảo vệ khi trái còn nhỏ.
Mận an phước |
5. Lựu đỏ
- Đây là loại giống có khả năng ra trái sau 12 tháng trồng từ cây hạt. Có khả năng đậu trái rất nhiều trên 1 cây. Đặc biệt là loại không kén đất, rất dễ trồng. Ra trái quanh năm, liên tục.
- Trái lựu có độ ngọt cao, vị thanh, nhẹ và giàu chất dinh dưỡng
- Giống lựu trồng chậu được.
Chăm sóc:
- Lựu thường rất ưa nắng, vì vậy khi cây thiếu nắng sẽ rất khó ra trái.
- Khi cây có trái trong chậu nên để từ 3-5 trái để tránh hiện tượng suy cây. Nên bón phân đầy đủ mỗi lần cây ra trái để trái phát triển to và đẹp. Nếu thiếu phân và nước trái sẽ nhỏ xuống, ăn không ngon.
Sâu bệnh:
- Lựu bị rầy nâu làm cây ít đậu trái và lá quắn lại, nếu để lâu cây sẽ chết. Loại thuốc trị hiệu quả là Actara.
- Sâu bọ thường chọn những trái non để chui vào trái. Khiến cho trái rụng sớm. Vì vậy nên bọc trái lại.
Hiện tại trên thị trường còn 2 giống lựu khác. Nhưng trái không ngon và chủ yếu chỉ để làm cảnh, hoặc làm thuốc.
- Lựu lê: rất nhanh ra trái, trái rất nhiều. Nhưng trái nhỏ, không ăn được. Giống này trồng chủ yếu để làm kiểng. Người mua rất dễ lầm giống này với giống lựu đỏ ăn trái vì hình dáng rất giống nhau.
- Lựu bạch: trái to, đặc tính y hệt lựu đỏ nhưng vị trái không ngon bằng lựu đỏ. Giống này chủ yếu trồng để làm thuốc, phong thủy.
Lựu đỏ |
Kỹ thuật trồng hoa quả
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó