Hoa quả
Hướng dẫn cách sử dụng các loại phân hữu cơ cho hoa lan
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ và bổ dưỡng.
Sự pha chế phân hữu cơ dễ dàng nhờ nguyên liệu dồi dào, dễ tìm kiếm, nhiều nguồn. Nhưng thành phần của phân vì thế mà không rõ rệt. Các nguyên tố cần thiết trong phân không biết được một cách chắc chắn cho nên không có quy định về nồng độ, tỷ lệ pha chế cụ thể mà chỉ do kinh nghiệm của người trồng hoa lan.
Có nhiều loại phân hữu cơ có thể bón cho hoa lan:
a. Nước tiểu:
Là loại phân không tốn tiền nhưng rất hữu hiệu vì trong nước tiểu có đủ khoáng chất cần thiết và còn chứa vài chất kích thích tố tăng trưởng.
Cách dùng: hòa loãng nước tiểu với tỷ lệ 1:10 hay loãng hơn, tưới cách nhật cũng được, tốt nhất mỗi tuần tưới hai lần. Phù hợp với tất cả các loài lan.
Để có một chậu lan đẹp cần kết hợp cả phân vô cơ lẫn phân hữu cơ. Xin giới thiệu các loại phân hữu cơ trồng lan và bí quyết kinh nghiệm tại bài viết này.
b. Nước tiểu và bánh dầu:
100g bánh dầu (bã đậu phụng ép khô) ngâm với 800g nước trong. Sau 3-4 ngày, bắt đầu lên men thối (nên phải đậy kín vì rất hôi thối), cho thêm 100g nước tiểu. Tiếp tục cho lên men độ 4-5 ngày nữa, lúc đó phân bắt đầu hoai. Cho thêm 800g nước trong và khuấy đều, để lóng. Khi hết mùi thối, lọc lấy phần nước trong, gọi là nước phân nguyên chất.
Cách dùng: Mỗi tháng chỉ tưới 1-2 lần với tỷ lệ 1:4 (1 phần nước nguyên chất hòa với 4 phần nước trong).
Thích hợp với Dendrobium, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Oncidium, Renanthera … Không công hiệu lắm với Brassolaeliocattleya.
c. Phân động vật:
Gồm tất cả các phân của động vật: trâu, bò, gà, chim, dơi … Phần dinh dưỡng trong phân động vật thường rất thấp nhưng lại có hiệu quả tốt khi dùng cho lan. Chúng tôi xin chia sẻ một số loại phân thường dùng và tỷ lệ dưỡng chất % (theo Đạm – Lân – Kali) để các bạn tham khảo:
- Gà: 1,63 – 1,54 – 0,85
- Heo: 0,7 – 1,3 – 1,2
- Trâu bò: 0,4 – (0,2 đến 2,3) – (0,9 đến 1,3)
- Ngựa: 0,5 – 0,4 – 0,3
Người ta nhận thấy rằng những cây hoa lan trồng chậu và được bón trực tiếp phân động vật thì tăng trưởng rất tốt vào lúc đầu nhưng về sau rễ lan bị hư thối; có lẽ là do sự phân rã của phân làm cho không khí bị tù hãm và nước bị ứ đọng trong chậu cùng lúc với sự tăng nhanh của vi khuẩn. Điều này giải thích tại sao phân động vật dùng ở mức độ cao một cách liên tục sẽ làm giảm đi sự tăng trưởng và ra hoa. Để tránh tình trạng nay thì chúng ta phải:
- Tạo sự thông thoáng cho đáy chậu
- Không dùng phân động vật trực tiếp mà phải ngâm cho rã rục, lấy nước để dùng
- Nên tưới phân hữu cơ vào buổi sáng để tia nắng ban mai và sự khô nhanh vào buổi trưa giúp hạn chế mầm bịnh.
- Kết hợp tưới phân và tưới thuốc cùng lúc hoặc tưới thuốc phòng bịnh cho cây hoa lan ngay ngày hôm sau của lịch tưới phân.
Khi dùng thì phải pha loãng tùy theo độ đậm đặc của phân lúc ngâm với nước.
Thích hợp nhất với Dendrobium, Vanda, Arachnis, Aranda, Mokara … Chúng tôi đã dùng phân bò cùng tăng cường ánh sáng đã đạt năng suất 60-80% đối với Blc Alma kee “Thipmalee”. Cũng có báo cáo cho thấy rằng sử dụng phân gà đã đem lại sản lượng phát hoa cao hơn và cả sự tăng trưởng nhanh hơn ở Aranda, Dendrobium.
Kỹ thuật trồng Hoa Lan - Lan Rừng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó