Hoa quả
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hoa Atiso
Nhờ những cách gây giống cũng như kỹ thuật trồng cây Atiso hiện đại, ngày nay người ta có thể trồng cây Atiso ở khắp nơi, ngay trong những vùng có khí hậu không hợp.
Cây Atiso xuất phát từ miềm nam Âu châu. Chúng mọc và phát triển cách đây hàng bao trăm năm trên những vùng đất phì nhiêu có nhiều ánh nắng. Với kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản, hiện nay mọi người có thể dễ dàng áp dụng trồng ở mọi nơi cho năng suất, thu nhập cao.
Atiso ngày nay xuất xứ từ hai nguồn gốc: green và globe. Green Atiso mọc rất mạnh, hợp với khí hậu lạnh. Mùi vị của chúng bù lại không được đậm đà như loại globe Atiso, loại có màu hơi tím ở lá cuống bông. Một trong những loại được yêu chuông nhất ngày nay là loại green globe Atiso, được ghép vào thế kỷ 19 từ hai loại kể trên.
Đất trồng cây Atiso
Về đất trồng, Atiso thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Kỹ thuật trồng cây Atiso đơn giản lại cho năng suất cao nên vào vụ mùa người dân thu được lợi nhuận rất cao
Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Đối với điều kiện đất Đà Lạt thì hàng năm phải bón vôi để duy trì độ pH ổn định, nhất là vùng đất thấp. Đất trồng nên chọn đất nhẹ đến trung bình (đất podzolic vàng đỏ), loại đất tốt, thoát nước, giữ ẩm tốt. Nên thực hiện chế độ thâm canh, hay trồng hai vụ liên tiếp, sẽ giảm năng suất và sâu bệnh nhiều.
Tốt nhất nên luân canh với các cây họ đậu, rau và hoa. Đất trồng được bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục và super lân, vôi bột. Quy cách luống ươm: 1,2 – 1,3m; trồng: 4 – 5 hàng, cây x cây: 15 – 20cm.
Hướng dẫn cách trồng cây Atiso
Trồng Atiso bằng cây con: Một vài loại AtisO đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng. Trồng Atiso bằng hạt: Gieo hạt vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới một lần.
Cây Atiso không chịu lạnh và chỉ hợp với khí hậu dịu mát. Nên chú ý đến khoảng cách trồng cây Atiso. Một cây Atiso lớn có đường kính gần 4 thước. Do vậy, không nên trồng Atiso quá dày. Khoảng cách tối thiểu phải là 1,2 thước. Trồng quá dày làm gió không thổi luồng được và sẽ cây dễ bị bệnh nấm sương.
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng cây Atiso, cây sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày
Vì là loại cây nhiều mùa cho nên đất trồng phải được bón đầy đủ phân và ít cày bới. Nồng độ pH ở vào khoảng 6-8 là tốt nhất, Atiso sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây Atiso
Sau khi trồng phủ cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước 2 lần/ngày (nếu trời nắng). Giữ ẩm sau 7 – 10 ngày dỡ bỏ lớp che phủ ra. Sau cây hồi sinh bén rễ sử dụng DAP, NPK 16-16-8 để bón thúc 2 lần.
Có thể sử dụng các loại phân bón lá để phun xịt cây con sinh trưởng tốt. Chú ý không nên sử dụng chế độ bón phân đạm cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Để phòng trừ sâu bệnh cho vườn ươm định kỳ 7 ngày/lần xịt các loại thuốc như: rovral, moncerew, zineb, topsin và các loại thuốc sâu như: sumicidin, pegasus…
Thu hoạch cây Atiso
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thâu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 - đến 5 cm. Cuống của Atiso có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thâu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.
Giới thiệu một vài loại hoa Atisô mới
Như đã đề cập đến loại green globe atisô hiện nay rất thịnh hành. Violetto atisô đang được yêu chuộng vì mùi vị cũng như giá trị trang trí của chúng. Imperial Star atisô, được California Extension Service gây giống ra, rất hợp với những vùng đất trồng khắc nghiệt, và lợi điểm là người ta sẽ có thâu hoạch liền trong năm đầu.
Violetto atisô ( Atisô tím )
Nếu trồng theo đúng quy trình, atisô sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm. Có một số phương pháp chính để nhân giống atisô.
Thứ nhất, phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt). Dạng này không thông dụng, thường chỉ áp dụng trong các cơ quan nghiên cứu để lai tạo giống ban đầu. Tuy nhiên, nếu dùng giống F1 tốt thì sẽ có hiệu quả cao.
Thời vụ gieo hạt từ tháng 2 – 4 hàng năm. Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép. Ngâm hạt vào dung dịch: Zineb hoặc KMnO4 1%… để xử lý trước khi gieo. Đất và phân hữu cơ sinh học Better HG 01 trộn theo tỷ lệ 1:3. Khi cây con lên bón thúc phân Better NPK 16-12-8-11+TE. Phun xịt các loại thuốc sâu bệnh thông thường theo định kỳ để phòng trừ dịch hại. Tốt nhất nên sử dụng vườn ươm có mái che.
Phương pháp vô tính (cấy mô) có ưu điểm cây sạch bệnh, sinh trưởng mạnh, đồng đều và sản xuất nhanh một số lượng cây giống nhiều, nhưng hiện chưa được áp dụng phổ biến ở nước ta. Phương pháp tách cây con từ gốc cây mẹ hiện nay đang được áp dụng nhiều tại Đà Lạt. Cây con được tách từ cây mẹ đã được chọn lựa đạt tiêu chuẩn tốt, cây to, khỏe, năng suất cao, không sâu bệnh, có nhiều rễ, cắt bỏ bớt lá, chiều cao còn lại khoảng 20cm đem nhúng cây con từ 3 – 4 phút trong dung dịch thuốc Zineb hay Kasuran trước khi đem trồng vào luống ươm. Luống ươm đã được xử lý đất bằng CuSO4 (200gr/m2) và Basudin để phòng trừ sâu bệnh như sâu đất, nhớt cắn đọt.
Theo VietQ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó