Hoa quả
Hướng dẫn lắp đặt một số hệ thống tưới quanh gốc
Hiện nay phương pháp tưới nước tiết kiệm quanh gốc khá phổ biến do những ưu điểm vượt trội của nó như tiết kiệm nước, tiết kiệm năng lượng (điện, dầu máy bơm), có thể bón phân qua hệ thống tưới, chất dinh dưỡng trực tiếp lên bộ rễ…
Chúng tôi xin giới thiệu tới quý bà con một số thiết bị và cách thức lắp đặt cùng những ưu nhược điểm của từng phương pháp.
1. Tưới bằng đầu nhỏ giọt 8 tia
Chỉ tiêu | Giá trị |
Giá bán đơn vị | 2,500vnd |
Chi phí BQ 1ha | 27-33 triệu |
Lưu lượng | 0-70l/giờ (có thể điều chỉnh) |
Áp suất tiêu chuẩn | 1.0 bar |
Bán kính | 30cm (có thể điều chỉnh) |
Số đầu tưới cho mỗi gốc | 1-3 đầu |
Nguồn nước | Bơm tạo áp suất |
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới sử dụng đầu tưới 8 tía
– Sử dụng ống PE cỡ 16mm hoặc 20mm chạy dọc theo hàng cây. Việc chọn cỡ ống 16m hoặc 20 sẽ phụ thuộc vào chiều dài của mỗi hàng cây.
– Tại mỗi gốc sẽ chọc 2 lỗ hai bên trên ống PE và gắn 2 đầu nhỏ giọt 8 tia trực tiếp lên thân ống PE.
Ưu điểm của phương pháp sử dụng đầu 8 tia:
+ Chi phí thấp
+ Dễ thi công, lắp đặt
+ Đầu tưới có thể điều chỉnh bán kính, lưu lượng
+ Tưới được phân qua hệ thống
+ Đầu tưới gắn trực tiếp trên ống PE nên dễ vệ sinh, làm cỏ.
+ ít tắc nghẹt, có thể vệ sinh đầu tưới.
+ Tưới nhanh.
Nhược điểm:
+ Phạm vi bán kính tưới của mỗi đầu khoảng 30cm
+ Đầu tưới yêu cầu áp suất trên 1 bar.
+ Đường ống phải đi nổi để gắn đầu tưới
2. Tưới phun mưa cục bộ quanh gốc sử dụng đầu tưới xòe (đầu min)
Chỉ tiêu | Giá trị |
Giá bán đơn vị | 5,000vnd |
Chi phí BQ 1ha | 27-33 triệu |
Lưu lượng | 0-70l/giờ (có thể điều chỉnh) |
Áp suất tiêu chuẩn | 2.0 bar |
Bán kính | 1 m (có thể điều chỉnh) |
Số đầu tưới cho mỗi gốc | 1 đầu |
Nguồn nước | Bơm tạo áp suất |
– Kéo ống PE dẻo chạy dọc theo hàng cây.
– Sử dụng thiết bị chọc một lỗ nhỏ 3mm trên thành ống.
– Đầu tưới mini được gắn với ống PE thông qua ống 6mm.
Ưu điểm phương pháp tưới quanh gốc bằng đầu tưới xòe:
+ Chi phí thấp
+ Dễ thi công, lắp đặt
+ Thiết bị có sẵn thân cắm cố định
+ Đầu tưới có thể điều chỉnh bán kính, lưu lượng
+ Có thể di chuyển đầu tưới quanh gốc cây để đảm bảo tưới đồng đều hơn
+ Tưới được phân qua hệ thống
+ ít tắc nghẹt, có thể vệ sinh đầu tưới.
+ Tưới nhanh.
Nhược điểm:
+ Đầu tưới yêu cầu áp suất trên 1 bar.
3. Phương pháp tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc bằng dây tưới nhỏ giọt
Chỉ tiêu | Giá trị |
Giá bán loại khoảng cách 30cmGiá bán loại khoảng cách 20cm | 5,500vnd/m5,700vnd/m |
Chi phí BQ 1ha | 35 -40triệu |
Lưu lượng | 2/giờ/lỗ |
Áp suất | 0.7 – 1.7 bar |
Độ thấm tiêu chuẩn | 30cm (đất đỏ, đất sét) |
Số mét ống trên mỗi gốc | 2-3m |
Nguồn nước | Nước bể trên cao hoặc bơm |
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc
– Ống PE dẫn nước đi dọc hàng cây trồng.
– Tới mỗi vị trí gốc cây, chúng ta sử dụng thiết bị chọc lỗ đường kính 3mm, chọc 1 lỗ trên thành ống PE. Sau đó sử dụng nối ống 6mm hoặc tê 6mm để gắn dây nhỏ giọt với ống PE (một đầu nối hoặc tê 6mm gắn lên thành ống PE, đầu còn lại nối trực tiếp với ống nhỏ giọt).
Ống nhỏ giọt được cuốn quanh gốc cây thành hình xoáy trôn ốc (vòng tròn mở – có thể nối dài thêm và mở rộng bán kính vòng tròn khi bộ rễ cây phát triển thêm), hoặc thành 1 vòng tròn khép kín (vòng tròn khép kín – khi bộ rễ đã phát triển ổn định, không có nhu cầu mở rộng bán kính vòn tròn)
Ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt bằng ống tưới cuốn quanh gốc:
+ Rất tiết kiệm nước.
+ Rất tiết kiệm năng lượng một máy bơm nhỏ tầm 2HP có thể tưới được một lần cho một héc ta.
+ Có thể mở rộng phạm vi tưới quanh gốc khi bộ rễ phát triển lớn hơn
+ Bón phân, chất dinh dưỡng qua hệ thống
+ Có thể cuốn dây lại khi làm cỏ
Hạn chế:
+ Dễ bị tắc nghẹt hơn so với các phương pháp khác.
+ Ống cuốn và thả nổi trên mặt đất gây khó khăn khi làm vệ sinh cỏ, có thể cắt nhầm vào đường ống.
Theo Nhà Bè Agri
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó