Hoa quả
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cây bòn bon
Bòn bon (trái bòn bon): là một loại dâu đất, kết chùm ở thân và ở cành, ăn ngọt ngọt chua chua, vỏ mỏng, thường mọc trên rừng.
Dân Cơ Tu gọi là trái "T' bon" và dân Quảng Nam Đà Nẵng gọi là "Long boong" dân Huế gọi là "Bòn bon". Mùa thu hoạch bòn bon vào các tháng 5-6-7 âm lịch, bòn bon có vị chua, thơm, ngọt lạ lùng.
1. Nguồn gốc của trái bòn bon
Bòn bon có nguồn gốc ở Đông Nam Á, phân bổ nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Philippies, Malaysia và Việt Nam
2. Những đặc tính chủ yếu của cây bòn bon
Cây Bòn bon cao khoảng 15 – 20m, lá kép long chim, cụm hoa đơn độc hoặc từng chùm ở trên thân hay trên cành to, Hoa lưỡng tính, Quả nhỏ hình cầu màu vàng rạ, võ quả có lông nhung có 4-5 múi, nhưng thường chì có 1-2 hạt. Phấn thoái hóa không thụ phấn được cho nhụy. Hạt vì vậy gọi là vô giao (apomitic) giống hệt cây mẹ.
Cây Bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 10-15 năm mới ra hoa kết quả.
Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát, li mông, li mông pha cát mịn, hoặc cát pha li mông. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất.
3. Hướng dẫn các giống và vùng trồng
Bòn bon chỉ trồng ờ miền Nam, Miền bắc không có
Một số giống: đu ku, langsat và đuku-langsat
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế
Bòn bon có vị ngọt, dôn dốt, chua và có múi thơm ngon được nhiều người thích ăn và có giá trị kinh tế cao (ở chợ giá bao giờ cũng cao)
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh trồng cây bòn bon
Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, không chịu lạnh. Vùng trồng Bòn bon phải có nhiệt độ trung bình 270c và chênh lệch ít giữa các tháng, lượng mưa phải trên 100mm. Tuy nhiên do được thuần hóa ở các vùng khác nhau nên yêu cầu sinh thái cũng không đòi hỏi quá khắc nghiệt, Bòn bon không chịu được nước úng, bòn bon ưu những nơi mát mẻ, như ở ven rừng, không có ánh nắng chói chang, không gió đặt biệt là khi ra hoa kết quả.
6. Nhân giống
- Trồng bằng hạt từ 10 -15 năm thì ra hoa kết quả.
- Có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiếc cành thời gian ra rể lâu (2 tháng) phải để cành chiếc trên cây 5-6 tháng mới cắt.
7. Hướng dẫn cách trồng cây bòn bon
Trồng cây ghép 2 tuổi khoảng cách 7x7m
Hố đào 60 x 60 x 60 cm dưới bỏ 5 kg phân hữu cơ hoai, phân gà, vịt là tốt nhất, chăm tưới đặt biệt khi trời hạn.
8. Hướng dẫn cách chăm sóc cây bòn bon
Trồng 2 -3 năm đầu cần thiết phải có bóng râm cho cây con.
Làm cỏ quanh gốc cách 1m 2 lần 1 năm khi cây còn nhỏ, ủ gốc bằng rơm, cỏ khô, không nên dùng thuốc trừ cỏ phun dưới tán cây.
Đốn tỉa: năm đầu, hớt ngọn cây vài ba lần cho cành khung khỏe lên. Sau đó chỉ cắt cành chiếc và cành bị sâu bệnh.
Bón phân: 5 năm đầu khi cây chưa ra quảbón mỗi cây 400-1500 gr phân NPK 3 lần trong năm, mỗi năm tăng thêm 200 gr, Khi cây bắt đầu cho ra quả thì tăng phân từ 1500 gr lên 4000 gr (khoảng năm thứ 10) và tiếp tục tăng thêm 500 gr sau đó ổn định ở mức 4kg/năm bón làm 2 lần – một lần trước khi ra hoa lần sau khi kết quả.
9. Phòng trừ sâu bệnh cho cây bòn bon
Sâu đục quả, nhện đỏ, rệp sáp.
Khi cây còn nhỏ thì dùng thuốc, cây lớn khó phun thì dùng các phương pháp phòng là chính, vệ sinh cây, vệ sinh vườn, cải tạo môi trường, v.v.v. Ngoài ra có một số loại bệnh nguy hiểm hại cây như bệnh hại rể cây, bệnh thán thư trên quả…
10. Thu họach và bảo quản trái bòn bon
Bòn bon thu hoạch quả vào tháng 7-8 sau khi ra hoa khoảng 3 tháng.
Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát làm quả thâm đen.
Theo Trung tâm nguyên cứu nông vận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó