Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

Ngày đăng: 2016-03-24 01:46:52


I./ Cây mãng cầu xiêm là gì?

~ Mãng cầu xiêm hay mãng cầu gai thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil , guanabana trong tiếng tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh. Quả mãng cầu xiêm khá lớn và ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon. Ngoài ẩm thực ra thì nước ép từ trái mãng cầu xiêm có tác dụng chữa ung thư còn lá cây mãng cầu cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về ung thư như: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột, ung thư tuyến tụy và có tác dụng mạnh hơn Adriamycin.

~ Theo kết quả nghiên cứu dược học thì khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, qủa mà không cần phải chiết xuất hay chế biến gì cả.

~ Ở nước ta, cây mãng cầu xiêm chủ yếu được trồng ở Nam Bộ và rãi rác ở Nam Trung Bộ. Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai.

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

KỸ THUẬT TRỒNG MÃNG CẦU XIÊM

 

II. Đặc điểm sinh thái của cây mãng cầu xiêm:

# Lượng mưa thích hợp mãng cây cầu xiêm khoảng 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn mãng cầu ta.

# Độ pH thích hợp từ 5,0-6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát.

# Thích hợp khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên trồng được ở cả vùng nóng, vùng nóng có mùa đông lạnh, vùng Á nhiệt đới.

# Mãng cầu xiêm,yêu cầu khí hậu nóng và không trồng được ở các vĩ tuyến hơi cao. Do đó, Ở Việt Nam , mãng cầu xiêm chỉ trồng nhiều ở Miền Nam, ra tới phía bắc Nha Trang thì ít gặp.

# Mãng cầu xiêm có thể trồng được trên các loại đất, kể cả đất xấu. Mãng cầu xiêm có thể chịu được hạn nhưng không chịu úng.

 

III. Hướng dẫn cách chọn giống cây mãng cầu xiêm:

* Hiện nay ở Nam bộ có hai giống cây mãng cầu: Mãng cầu xiêm ngọt và chua. Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m

* Khi trồng cây mãng cầu xiêm thì bạn cần chọn cây mãng cầu xiêm đầu dòng vì có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất trái tốt, có độ chua ngọt vừa phải, thích hợp cho việc ăn tươi lẫn chế biến, dạng hình trái đẹp, cân đối.

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm

KỸ THUẬT TRỒNG MÃNG CẦU XIÊM

 

IV. Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm:

1. Chọn giống mãng cầu xiêm:

* Đối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà bạn có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì bạn nên trồng mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát. Bình bát cùng một họ với mãng cầu, mãng cầu xiêm ghép bình bát, trái to hơn nhưng độ ngọt thấp hơn.

* Các vùng khác thì trồng mãng cầu xiêm bằng hột hoặc chiết thời gian khoảng sau 2-3 năm mãng cầu xiêm sẽ cho trái.

 

2. Khoảng cách trồng mãng cầu xiêm:

- Bạn nên trồng cây mãng cầu xiêm với khoảng cách tầm 3 m x 3 m, một số nơi tối thiểu cũng trồng cây mãng cầu xiêm từ 2,5m x 2,5 m.

- Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm xen với cây dừa: bạn nên trồng 1 cây mãng cầu xiêm xen giữa 2 cây dừa trên một hàng, giữa 2 hàng dừa trồng một hàng cây mãng cầu xiêm, cách nhau mỗi cây 3m. Nếu để phát triển tự nhiên cây mãng cầu xiêm có thể cao từ 6-8m thường tạo tán cao 2,5-3m.

 

3. Hướng dẫn cách chăm sóc và dùng phân bón cho cây mãng cầu xiêm:

+ Phữu cơ như phân chuồng, phân xanh: trước khi đặt cây mãng cầu xiêm trồng, nên trộn phân bón lót cho đất, liều lượng 20-30kg/gốc. Sau đó, chỉ bón thêm vào mỗi đợt sau thu hoạch trái, cây càng lớn, lượng bón càng tăng.

+ Phân hóa học như NPK ( loại 16-16-8) khoảng 50gram cho mỗi cây, vào mỗi tháng, tăng cường thêm một lượng ít Magiê (Mg).

+ Sau khi cây mãng cầu xiêm đậu trái, cần tăng cường phân kali, bình quân 30-50gram cho mỗi cây. Cách bón: Hòa tan phân v2o thùng, tưới gốc.

+ Phân chuồng có thể đào gốc ở mép tán cây, rãnh sâu 15-20cm, chú ý không làm đứt rễ. Bón xong, lấp đất và tưới nước.

+ Phân vi lượng có thể phun lên lá và nên pha nhiều nước, phun đều 2 mặt lá.

+ Nên bón phân cho cây vào chiều mát, tránh bón vào lúc nắng gắt.

+ Vào mùa nắng, bạn nên chú ý thường xuyên tưới nước cho cây. Khi cây lớn, tỉa bỏ những nhánh già, nhánh nhỏ dài, nhánh cổi.

+ Chú ý nếu có hiện tượng mãng cầu xiên bị rụng lá và rụng trái là do Đất không đủ ẩm hoặc thiếu phân bón.

>>  Khắc phục: bạn tiến hành tưới nước đủ ẩm, bón phân, tăng cường phân hữu cơ, phân vi lượng.


4. Thụ phấn bổ sung cho cây mãng cầu xiêm:

~ Hoa mãng cầu xiêm thường có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên ít hấp dẫn côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Do đó thường gặp những trái mãng cầu xiêm có hình dáng ít đều đặn. Phần được thụ phấn múi có hạt thì no tròn, phình ra. Phần không được thụ phấn thì múi không có hạt, không phát triển được, vỏ phía ngoài co lại, hoa nở đợt đầu thường bị rụng, trường hợp này do đặc tính sinh lý của loài

~ Việc thiếu côn trùng thụ phấn không đủ nên cây mãng cầu xiêm cũng thường thụ hoa thấp, cần thụ phấn bổ sung thủ công bằng tay để tăng sự đậu quả. Sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía, hoa thiếu thụ phấn sẽ có màu đen rồi rụng.

~ Khi bạn tiến hành thụ phấn mãng cầu xiêm bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Bởi vì hoa nở ở gần ngọn các cành hoặc trên cành nhỏ thường không đậu trái. Bạn ngắt các hoa này, dùng phấn thụ bổ sung cho các hoa khác trên cành.

~ Bạn lấy hoa mãng cầu xiêm có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, tiến hành hái và thu hoa vào buổi chiều, sau đó cho hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín tránh mất nước. Sáng hôm sau bạn gắp bỏ các cánh hoa, bao phấn ra, chỉ chừa lại các hạt phấn. Phấn tốt khi có màu kem, nếu màu nâu nhạt hay màu đen là phấn hư, không dùng được. Dùng que hay tâm bông chấm hột phấn rồi quét hột phấn lên nướm nhụy cái. Bạn dùng tay quét đều và nhẹ nhàng, một hoa có thể thụ phấn bổ sung cho 6 -8 hoa . Thời gian thụ phấn bổ sung tốt nhất vào khoảng 8 -9 giờ sáng.

~ Hoa mãng cầu xiêm cần thụ bạn nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thủ công bằng tay thường khá to và nở đều. Cây mãng cầu xiêm sẽ cho sai quả hơn, năng xuất hơn.

Chú ý: một lần bạn chỉ thụ được một số hoa, như vậy bạn phải làm nhiều lần, mõi lần cách nhau khoảng 4 ngày.


V. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cây mãng cầu xiêm và cách xử lý:

% Sâu gây hại phổ biến cho cây mãng cầu xiêm nhất vẫn là rệp sáp, rệp bông, rầy bông hay rệp sáp phấn và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng mãng cầu xiêm.

% Trị bằng nhiều loại thuốc như Supracid, Bi 58ND, Sumithion, Suprathion.

% Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết đốm đen.

% Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN v.v.

% Sâu đục trái và sâu đục cành vốn: Planococcus lilacinus và Pseudococcus sp., nhưng chủ yếu là lòai Planococcus lilacinus. Chúng thường tập trung và chích hút trên đọt non, lá non, bông và trái. Ở những vườn bị hại nặng có thể thấy rệp bu dầy đặc kín cả đọt, trái…làm cho đọt, lá non bị thui chột, trái không thể phát triển được.

% Loài rệp này ít di chuyển, chúng sống cộng sinh với kiến đen một loại kiến thường gặp khá nhiều trên cây mãng cầu xiêm. Kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi những bộ phận rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.

% Ngoài cây mãng cầu xiêm, rệp sáp giả còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái và cây trồng khác như táo, ổi, sapôchê, mận, cà phê…, vì thế việc phòng trị chúng không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn, do nguồn dự trữ của chúng luôn có sẵn trong vườn cây, và thức ăn rất phong phú.


Để phòng trừ rệp, các bạn nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:

- Không nên trồng mãng cầu xiêm với mật độ quá dầy, để vườn luôn được thông thoáng.

- Bạn nên vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành mãng cầu xiêm đã bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá… để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc chu đáo để cây mãng cầu xiêm sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

- Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Nếu trên thân cây mãng cầu xiêm có nhiều kiến đen thì mỗi lần xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả thân cành để trừ kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regant hột rải xung quanh gốc để diệt kiến, hạn chế không cho kiến tha rệp từ cây này sang cây khác.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cây mãng cầu xiêm để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái. Có thể sử dụng một torng các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP… phun trực tiếp vào chỗ có rệp đu bám.

- Nếu trong vườn mãng cầu xiêm có trồng xen với một số lọai cây ăn trái thường hay bị rệp gây hại như đã nêu ở phần trên, trước khi xịt thuốc các bạn nhớ kiểm tra kỹ những cây này, nếu thấy có rệp cũng phải xịt thuốc tiêu diệt để rệp không lây lan sang cây mãng cầu xiêm.

Chú ý: Ở giai đoạn trái mãng cầu xiêm già sắp chín nếu có xịt thuốc phải chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để giữ an tòan cho người ăn, Về liều lượng và cách xử dụng thuốc có thể đọc kỹ hướng dẫn có in trên vỏ bao bì.

** Đối với các loài sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ: Phun thuốc Abamectin (Brightin, Vibamec, Reasgant), Emamectin (Vimatox, Acplant, Ematin) khi sâu có mật độ cao.

** Đối với bệnh thán thư, thối trái gây hại trên tược non, hoa, trái non lẫn trái trưởng thành. Bạn nên trị: bằng các loại thuốc như Carbendazim (Bavistin), Difenoconazole (Score), Propineb (Antracol), Tilt Super, Topsin M…

 

Cuối cùng chúc bà con có thể trồng cây mãng cầu xiêm thật sai quả và làm giàu nhờ vào nó!


Theo Eva Gia Hà





TIN TỨC KHÁC :