Hoa quả
Kỹ thuật chọn và xử lý củ giống hoa loa kèn tứ quý
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chọn lựa và xử lý củ giống của hoa loa kèn tứ quý: thời vụ trồng, xử lý lạnh, phân loại củ giống, lựa chọn củ giống
Hoa loa kèn tứ quý là kết quả của quá trình chọn lọc giống hoa có giá trị kinh tế cao. Hoa có màu trắng, mùi thơm nhẹ, dáng hoa hướng lên trên, cành hoa cứng, thời gian sinh trưởng 95- 102 ngày. Trung bình một cây hoa loa kèn tứ quý cho từ 5-6 cành hoa, so với hoa loa kèn địa phương thì năng suất hoa loa kèn tứ quý cao gấp 2-3 lần. Để trồng hoa đạt hiệu quả cao thì khâu chọn giống rất quan trọng, quyết định tới 70% chất lượng hoa.
Sau đây là những hướng dẫn của kỹ sư Nguyễn Văn Quyết, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ về cách chọn và xử lý củ giống hoa loa kèn tứ quý.
Thời vụ trồng hoa loa kèn tứ quý:
Hoa loa kèn tứ quý có thời gian sinh trưởng 95- 102 ngày. Hoa có thể được trồng nhiều vụ trong năm: vụ xuân hè (trồng tháng 2), vụ thu đông( trồng tháng 8 -10), vụ đông xuân( trồng tháng 10-12).
Hoa loa kèn có nhiều cách nhân giống như nhân giống bằng hạt, tách củ nhỏ, giâm bẹ và tách chồi. Tuy nhiên phương pháp nhân giống tách củ nhỏ là cách mà bà con thường sử dụng. Ưu điểm của phương pháp này là hoa có sức sống tốt, có thể tận dụng củ giống từ những vụ trước, đặc biệt là tiết kiệm thời gian trồng.
Xử lý lạnh cho hoa loa kèn tứ quý:
Trước khi trồng củ giống từ 6- 8 tuần, bà con cần xử lý lạnh củ giống ở nhiệt độ 2- 5 độ C. Mục đích của của việc xử lý lạnh này là nhằm phá mầm ngủ củ giống, kích thích mầm hoa phát triển.
Chọn củ giống hoa loa kèn tứ quý:
Bà con chọn những củ giống có đường kính từ 10 cm trở lên, không bị trầy xước. Với những củ có kích thước quá nhỏ, đường kính dưới 10cm, bà con nên loại bỏ. Bởi những củ này sẽ cho số lượng hoa trên cây ít, hoa bé. Thông thường chất lượng hoa phụ thuộc vào chất lượng củ giống, củ giống càng to thì chất lượng hoa càng tốt, số lượng hoa nhiều và ngược lại, củ giống nhỏ thì cho ít hoa và kích thước hoa nhỏ.
Phân loại củ giống hoa loa kèn tứ quý:
Bà con cần phân loại củ giống theo các kích cỡ khác nhau nhằm tạo sự đồng đều, tiện cho việc chăm sóc và phân loại chất lượng hoa sau này.
Bà con căn cứ vào số đo chu vi lớn nhất của củ để phân loại, cụ thể phân chia thành các loại củ 10-12cm, 13-14cm, 15-16cm, 17-18cm, 19-20cm và chu vi lớn hơn 20cm.
Khử trùng củ giống:
Sau khi đã phân loại được củ giống, bà con cần tiến hành khử trùng củ giống. Mục đích là tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong củ giống, ngăn cản vi sinh vật gây hại xâm nhập vào củ giống qua vết trầy xước, góp phần tăng tỷ lệ sống của cây tới 70%.
Bà con pha dung dịch trừ nấm (Rizomil, Topsin, Daconil) với nồng độ 0,1-0,2%, tức là cứ 10-20 gam thuốc nấm bà con pha với 10 lít nước sạch. Bà con cho toàn bộ củ giống ngập trong dung dịch, khi ngâm chú ý không được đảo củ giống.
Sau khi ngâm củ giống trong thời gian 10- 15 phút, bà con vớt củ giống, để ráo nước rồi đem trồng.
Biện pháp xử lý củ giống hoa loa kèn bằng thuốc trừ nấm góp phần tăng tỷ lệ sống của cây tới 70%.
Trích nguồn: kỹ thuật ươm giống hoa Việt Nam
Từ khóa: kỹ thuật trồng hoa loa kèn tứ quý, chọn giống hoa loa kèn tứ quý, nhân giống hoa loa kèn tứ quý, bán giống hoa loa kèn tứ quý Việt Nam, xử lý cũ giống hoa loa kèn tứ quý, hoa loa kèn tứ quý đẹp, hoa loa kèn đẹp, giống hoa loa kèn tứ quý tốt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó