Hoa quả
Kỹ thuật ghép nhân giống Hồng Xiêm xoài
1. Gieo ươm cây gốc ghép
1.1. Thời vụ gieo:
Tháng 2 - 9.
1.2. Chọn, xử lý hạt giống:
Nên đặt hàng mua gom hạt hồng xiêm đồi, rừng từ những người quản lý chợ miền núi. Ngâm hạt bằng nước ấm 54 độ C (3 sôi 2 lạnh) trong 1/2 giờ, để xử lý nấm bệnh và loại bỏ hạt nhỏ, hạt lép. Vớt hạt rửa sạch rồi ngâm trở lại trong nước sạch hòa tan vài giọt Atonik kích thích hạt nảy mầm. Sau 3 - 4 giờ vớt hạt ủ trong cát ẩm 10 - 12 ngày. Khi hạt nứt nanh nhú mầm gieo ra vườn ươm.
1.3. Làm vườn ươm:
- Chọn chân ruộng cao, thoát nước tốt, đất cát pha, thịt nhẹ giàu mùn, cày phơi ải, làm nhỏ, dọn sạch cỏ dại, lên luống cao 20 - 25cm, chân luống rộng 1,2m, rãnh luống rộng 30cm.
- Phân lót/1m2: Tro bếp mục 2 kg hoặc phân chuồng hoai 4 - 5 kg trộn đều với lớp đất mặt luống gieo ươm.
- Gieo hạt: Hạt giống đã ngâm ủ nứt nanh gieo sạ trên mặt luống, hạt cách hạt 3 - 4cm. Sau gieo phủ nhẹ một lớp đất mỏng, làm vòm che 2 lớp (lưới nilon đen tản xạ + màng nilon trắng) che mưa, nắng vườn ươm. Thường xuyên nhặt bỏ cỏ dại, tưới giữ ẩm vườn (tuyệt đối không sử dụng hóa chất trừ cỏ, sẽ làm chết cây con gốc ghép).
1.4. Làm bầu, trồng giâm cây gốc ghép:
- Làm bầu: Túi nilon chuyên dùng kích thước 12 x 15cm hoặc 13 x 17cm. Giá thể đóng 8.000 - 10.000 túi bầu trồng/ 1 sào Bắc bộ 360m2: 1m3 đất màu ải + 70 - 80 kg phân chuồng mục + 5-6kg lân supe.
- Trồng cây trong bầu: Khi cây ươm được 3 - 4 lá thật (40 - 50 ngày sau gieo), bứng nhẹ từng cây trồng trong bầu, 1 cây/1 bầu, nén đất nhẹ tay, xếp các bầu cây lên luống vườn ươm, vét đất rãnh vun kín bầu trong mặt luống. Làm giàn lưới chuyên dụng tản xạ nắng cho vườn giâm. Khi cây giống sống ổn định, gỡ bỏ mái che cho cây phát triển thuận lợi. Cây cao 20 - 25cm tiến hành giãn thưa bầu cây cách nhau 10 - 12cm; xới đất rãnh trộn đều với NPK Đầu Trâu xanh 16-16-13 (5 - 7kg/ sào) vun kín mặt bầu với luống ươm.
1.5. Chăm sóc cây trong bầu:
- Tưới giữ ẩm thường xuyên. Tiêu rút nước khi mưa úng.
- Phân bón: 40 kg đỗ tương nghiền + 50 kg lân supe + 200 lít nước sạch ngâm 6 tháng, pha loãng tỷ lệ 1/15 tưới thúc định kỳ 15 - 20 ngày/1 lần. Hoặc rắc mặt 4 - 5kg NPK Đầu trâu xanh 16-16-13 kết hợp tưới nước sạch. Chăm sóc cây gốc ghép trong bầu 18 - 20 tháng, cây cao 0,8 - 1m có thể tiến hành ghép giống.
2. Kỹ thuật ghép:
- Thời vụ tháng 5 - 10. Ghép giống vào các ngày nắng ráo.
- Phương pháp ghép: Ghép đoạn cành.
- Cần có vườn cây giống mẹ. Chọn cành già ở mặt tán cây mẹ, cắt lấy các búp cành già dài 8 - 10cm, loại bỏ hết các lá trên búp cành.
- Trên đoạn cành ghép cắt mở ra 1 miệng ghép tại gốc búp cành ghép, dài 2 -2,5cm, góc rộng 35 - 45 độ. - Trên cây gốc ghép cắt bỏ ngọn cây dài 18 - 20cm. Chẻ miệng gốc ghép sâu 2 -2,5cm tại vị trí 1/3 đường kính vết cắt bỏ ngọn gốc ghép.
- Cắm cành ghép vào gốc ghép sâu tới hết miệng ghép đã mở, dùng nilon ghép tự hủy bao chặt vết ghép kín hết búp cành ghép và cố định dây, đảm bảo nước không thẩm thấu được vào vết ghép. Mọi thao tác cắt ghép phải chuẩn xác, tránh làm trầy xước, bầm giập cành ghép và gốc ghép, để đảm bảo tỷ lệ sống sau ghép cao. Kiểm tra cây gốc ghép trước khi tiến hành ghép mắt hồng xiêm xoài đơn
* Chú ý: Phải đảm bảo đoạn cành ghép luôn sạch, không bụi đất. Đoạn cành mắt ghép sau cắt bọc trong khăn ẩm có thể để ghép trong 15 ngày. Hồng xiêm xoài có 2 dòng, dòng quả đơn tốt hơn dòng quả kép. - Chăm bón cho cây sau ghép như với cây gốc ghép đã nêu trên.
- Khoảng 15 - 20 ngày sau ghép, cành ghép sẽ bật mầm, những đoạn cành ghép không bật mầm và có màu thâm đen, cần thu gom bầu cây tập trung chăm sóc riêng để ghép lại.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Cây hồng xiêm rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên giai đoạn vườn ươm cây giống rất mầm cảm với nấm bệnh. Định kỳ 15 - 20 ngày phun Cốc 85 đồng oxy Clorua + Sherpa (0,2%) hoặc Mancozeb (0,25%) + Sumicidin (0,2%) từ bắt đầu gieo ươm hạt đến bứng cây trồng trong bầu. Bằng kỹ thuật này anh Lý Văn Sách thôn Đan Kim, xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, Hưng Yên mỗi năm sản xuất hàng vạn cây giống hồng xiêm xoài đơn cung ứng cho thương lái các tỉnh miền Bắc
Theo TH.S Nguyễn Hải Tiến / Nông Nghiệp Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó